Hỗn hợp X gồm một tripeptit, một tetrapeptit và một hexapeptit đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,9 mol X cần dùng 1,1325 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, đun nóng 0,9 mol X cần dùng Vml dung dịch NaOH 0,5M và KOH 0,75M; cô cạn Dung dịch sau phản ứng thu được 40,53 gam hỗn hợp muối của amino axit CnH2n+1O2N. Giá trị V là A. 360. B. 240. C. 280. D. 320.
Thủy phân hoàn toàn 12,9 gam este đơn chức, mạch hở A trong 28,8 gam dung dịch NaOH 25% thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y và 26,4 gam chất lỏng Z. Cho toàn bộ chất lỏng Z tác dụng với một lượng dư Na thu được 15,12 lít H2 (đktc). Đun tòan bộ chất rắn Y với CaO thu được m gam chất khí. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 3,18 B. 2,16 C. 5,22 D. 0,84
Cho một lượng hỗn hợp X gồm oxit sắt (II), oxit sắt (III), lưu huỳnh, FeS2, CuS (trong đó O chiếm 16% khối lượng hỗn hợp X) tác dụng vừa đủ với 0,335 mol H2SO4 đặc nóng sinh ra 0,2125 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào dung dịch, sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh Mg tăng 2,8 gam (giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh Mg). Nếu cho cùng lượng hỗn hợp X tan hết vào HNO3 đặc nóng dư (giả sử chỉ tạo thành muối nitrat) thì khối lượng muối nitrat tạo thành bằng bao nhiêu, biết khối lượng hỗn hợp X dùng trong mỗi trường hợp là 10 gam. A. 27,96 B. 24,11 C. 18,43 D. 16,2
Hòa tan hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O vào nước dư, thu được dung dịch X trong đó có chứa 8 gam NaOH và 2,8 lít khí. Dẫn V lít CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y, cho từ từ dung dịch Y vào 280 ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là A. 6,272. B. 4,480. C. 6,720. D. 5,600.
Cho m gam hỗn hợp X gồm đimetylamin và trimetylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được (m + 12,6) gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,93 mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị m: A. 10,68 B. 9,6 C. 10,92 D. 9,86
Cho m gam hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z với (50 < MX < MY < MZ, X, Y, Z chỉ chứa hai nhóm chức trong số hai loại chức sau: nhóm chức andehit, ancol bậc 1). Cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với Na, sau phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 2m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 172,8 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 3m gam hỗn hợp A, sản phẩm cháy thu được tác dụng tối đa với 4800 ml dung dịch NaOH 1M. Tìm giá trị của m.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,8 gam chất rắn khan. Số công thức cấu tạo của X phù hợp với tính chất trên là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol cần dùng vừa đủ V lit khí oxi thu được H2O và 12,32 lít khí CO2. Mặt khác cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít khí H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị V gần nhất với: A. 12,31 B. 15,11 C. 17,91 D. 8,95
Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe bằng V lít dung dịch H2SO4 đặc 98% (D = 1,84g/ml) đun nóng thu được dung dịch A. Điện phân dung dịch A với điện cực trơ, cường độ I = 96,5A đến hết Cu2+ thì cần thời gian điện phân là 9 phút 20 giây. Dung dịch sau điện phân tác dụng hết với 100ml KMnO4 0,04M. Biết rằng số mol H2SO4 tham gia phản ứng chỉ bằng 10% lượng axit ban đầu. Giá trị m là? A. 8,41 B. 14,8 C. 18,4 D. 36,8 nguyen khoa trả lời 09.05.2018 Bình luận(0)
Hỗn hợp E gồm 3 chất hữu cơ đa chức, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -CHO, -COOH. Chia 50,76 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau: – Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 17,28 gam Ag. – Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2 (đktc). – Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước. Phần trăm khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với A. 54,0% B. 53,5% C. 55,0% D. 54,5%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến