MB: Xin chào các bạn, tôi chính là rừng Cúc Phương nổi tiếng khắp Việt Nam đây. Cũng như bao người, động vật, muông thú khác, tôi đây cũng có nỗi niềm của mình. Đó là mối thù của cả khu rừng, nghe nói chúng tên là con người.
TB: Tuy họ có cho chúng tôi đến những vùng đất mới, biến đổi gen chúng tôi, tạo ra nhiều giống cây mới, nhưng vẫn không thể sánh được cái ác mà họ gây ra. Nhờ gió, tôi đã nghe thấy những câu chuyện của các bạn cây trên thành phố. Họ bảo ở đó ô nhiễm lắm, có không biết bao nhiêu khói bụi độc hại mà họ không thể xử lí hết được. Chúng được thải ra từ cái gì đó có hai đôi mắt sáng như sao, cái thì to uỵch, cái thì bé tẹo.
Tôi cũng nghe về dòng sông hiền hòa. Nói là hiền hòa vậy thôi, chứ nó là cái khăn đen sì mà tôi đã từng thấy của một bà lão tôi gặp. Trên đó là mấy cái gì đó đầy màu sắc nhưng hôi thối không kém con sông, chắc là túi rác. Anh cá chép, chị cá trê và các cá khác, ai cũng nổi lềnh bềnh trông rõ kinh. Những chú cá còn lại cũng vào xô của những người đi câu cá gần đây, nào cá ba sa, rô phi, đủ cả. Các bạn cá đó trông buồn rầu, chẳng biết số phận mình sẽ đi đâu về đâu.
Tôi còn nghe về một cánh rừng khác cũng gần đây. Trước khi phát hiện ra khu rừng, nó trông còn đẹp hơn mấy toà nhà cao vút ở thành phố. Chim chóc hát ca, hoa lá nở rộ, cây cối đu đưa theo điệu nhạc. Thật là tuyệt vời. Khi mấy cái gọi là xe tải xuất hiện thì mọi chuyện đảo ngược hoàn toàn. Các cây lần lượt đổ xuống, các giọt sương rơi xuống. Chắc là họ đang khóc. Mấy người nữa mặc mấy bộ quần áo đủ màu sắc đến, tay cầm thứ động thực vật rất sợ chính là ngọn lửa. Cánh rừng nóng lên trông thấy. Hôm sau thì nó đã như mất sự sống và hoang tàn như thể vừa có chiến tranh.
KB: Đọc đến đây rồi thì các bạn có thắc mắc một điều: tại sao lại hại chúng tôi? Chúng tôi chẳng làm gì sai cả, ngược lại là đằng khác. Chúng tôi đã cho rất nhiều gỗ này, khí sạch này, làm vật trang trí mà vẫn không đủ sao? Con người muốn gì ở chúng tôi nữa? Tôi mong sẽ có con người nào đó hiểu tôi, bảo vệ chúng tôi như những người trong gia đình.