$Câu 1$
- Đoạn trích trêm được trích từ văn bản Tức nước vỡ bờ
- Tác giả: Ngô Tất Tố
$Câu 2$
- PTBĐ:
+ Miêu tả $\rightarrow$Miêu tả sức mạnh của một người đàn bà lực điền, dũng cảm - Chị Dậu
+ Tự sự $\rightarrow$ Việc làm ngang tàn của cai lệ, người nhà lí trưởng và cách chị Dậu xử lý bọn họ
- Thể loại: Tiểu thuyết
$Câu 3$
$\text{Nhà văn đã xây dựng 2 tuyến nhân vật}$
1. Tuyến nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc, quan lại giàu có, đại diện cho cái ác
- Đại diện: Cai lệ, ông Lí trưởng
2. Tuyến nhân vật thuộc tầng lớp nông dân nghèo khổ, đại diện cho cái thiện
- Đại diện: Chị Dậu, anh Dậu
$Câu 4$
- Qua đoạn trích chúng ta thấy được vẻ đẹp được toát ra từ tâm hồn của chị. Đó là sức mạnh của một người đàn bà lực điền, đã dám đứng dậy, quật ngã mười mấy người nhà lí trưởng, cai lệ để đòi lại công lý từ lâu đã không còn tồn tại và tình thương chồng yêu con trỗi dậy. Chị như là hiện thân của sự công bằng, yêu hòa bình và bình đẳng, có thể đấu tranh để thể hiện sức mạnh và lý tưởng tốt đẹp ấy. Trong đoạn trích, chị có nói "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được..." càng nhấn mạnh và tô điểm thêm về nét đẹp của chị
$Câu 5$
"Tức nước vỡ bờ" là nhan đề của đoạn trích, vậy, ý nghĩa thật sự của nó là gì ? Ngay từ đầu khi cai lệ nằng nặc đòi bắt chồng chị đi vì sự vô lý của tầng lớp quan lại, chị đã van nài, cầu xin đừng làm như vậy, vì chồng chị đang ốm đau rất nặng. Nhưng tên cai lệ ỷ thói cũ, quay sang đánh chị Dậu, xúc phạm đến gia đình, lúc này, biết không còn có cơ hội xuống nước nào nữa, chị vùng dậy, đầu tiên là đe dọa, tiếp theo là đánh hết bọn tay sai cho bõ giận. Cũng như khi nước bị áp lực quá lớn sẽ làm vỡ bờ, tràn vào đất liền. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là thể hiện cho tâm trạng, hoàn cảnh lúc bấy giờ của chị Dậu.
$@HannLyy$