Bài 3. Trong văn bản “Làng”, Kim Lân có viết: “Cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...” (... ) “Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy”... 1. Nhân vật ông lão trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích diễn tả tâm trạng gì của ông lão? Tâm trạng đó nảy sinh trong hoàn cảnh nào? 2. Trong đoạn văn, đâu là lời đối thoại, đâu là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu dấu hiệu nhận biết lời độc thoại nội tâm. 3. Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng đặt cuối câu văn: “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...”. Người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Chỉrõ?

Các câu hỏi liên quan