Từ thời cổ đại, bằng mắt thường loài người từ trái đất đã quan sát thấy năm hành tinh láng giềng của chúng ta. Người phương Đông gọi chúng theo hệ thống Ngũ Hành: Sao Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và Thổ; còn người phương Tây gọi theo tên các vị thần: Mercury (thần Buôn bán), Venus (thần Ái tình), Mars (thần Chiến tranh), Jupiter (Chúa tể các vị thần) và Saturn (thần Nông).
Nhờ có kính thiên văn, trong ba thế kỷ gần đây loài người phát hiện thêm ba hành tinh nữa nằm rất xa trong Hệ Mặt trời:
* Năm 1781, William Herschel (1738-1822, người Anh) phát hiện ra hành tinh thứ 7, cách Mặt trời 19,21 AU. Nó được gọi là Uranius, theo tên vị thần của bầu trời trong thần thoại Hy Lạp. Từ tiếng Hán, tên này được dịch nghĩa sang tiếng Việt thành Thiên Vương Tinh (Ngôi sao của vua trên trời).
* Năm 1846, Heinrich d'Arrest (1822 - 1875, người Phổ) phát hiện ra hành tinh thứ 8, cách Mặt trời 30,10 AU, được đặt tên là Neptune, theo tên thần cai trị biển cả trong thần thoại La Mã, hay còn gọi là Hải Vương Tinh (Ngôi sao của vua biển cả).
* Năm 1930, Clyde Tombaugh (1906-1997, người Mỹ) tìm ra hành tinh thứ 9. Nó được đặt tên là Pluto, tên vị thần cai quản địa ngục trong thần thoại La Mã, hay còn gọi là Diêm Vương Tinh (Ngôi sao của vua địa ngục). Tên Pluto được chọn còn vì nó bắt đầu bằng PL, hai ký tự viết tắt cho tên của Percival Lowell, nhà thiên văn đã đã tiên đoán về sự hiện diện của một hành tinh nằm ngoài Hải Vương Tinh.
$@chúc bạn học tốt$