`#Mon`
Tục ngữ vốn là kho tàng những lời khuyên dạy bổ ích mà ông cha ta để lại cho thế hệ con cháu. Mỗi tục ngữ chính là mỗi lần khuyên răng để con chau noi theo và tu dưỡng . Trong kho tàng đó, ta không thể không quen thuộc với các câu tục ngữ như: " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", " Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", hay " Ăn cây nào rào cây nấy",... Nhưng nói về sự quyết tâm và lòng kiên trì thì ông cha ta thường khuyên chúng ta rằng: " Có công mài sắt, có ngày nên kim" .
Tại sao cha ông ta lại sử dụng hình ảnh "sắt" và "kim" để làm hình ảnh ẩn dụ, hàm ý cho con cháu mình? Bởi vì " sắt" thường là những thanh sắt lớn dài, bề ngoài sần sùi, xấu xí và vô cùng cứng rắn. Còn "kim" lại là một vật vô cùng nhỏ bé, sáng bóng, nhẵn nhụi, dùng để may vá quần áo. Người ta thường ví von " Mò kim đáy bể" để nói lên một sự việc không bao giờ tìm thấy được. Chính vì vậy, ông cha ta mới dùng hình ảnh chiếc kim nhỏ bé kia đối lập với hình ảnh khối sắt to lớn. Để mài ra chiếc kim bé tẹo kia từ một khối sắt, thanh sắt dài thì mất bao nhiêu thòi gian cơ chứ? Thật khiến cho người ta nản lòng và nói không bao giờ có thể thực hiện được. Thế nhưng, nếu chúng ta biết cố gắng, biết nổ lực kiên trì, thì chắc chắn một ngày nào đó, chúng ta sẽ mài được chiếc kim nhỏ bé, sáng đẹp từ một khối sắt xấu xí.
Qua hình ảnh sắt và kim, ông bà ta muốn gửi gắm tới thế hệ con cháu mình những lời khuyên răn tốt đẹp. " Sắt" chính những thử thách, những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc, học tập mà chúng ta gặp phải trên con đường thực hiện lý tưởng, cũng như ước mơ nguyện vọng của mình. Còn "kim" chính là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình cần đạt tới, mong muốn đặt tới trong cuộc sống. " Có công mài sắt, có ngày nên kim" muốn khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng nhứ lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện.
Mỗi chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng điều nên đặt vào trong đó sự kiên trì và lòng quyết tâm thực hiện. Chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì đó thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để thành công như mong muốn. Đó là hàm ý mà ông bà ta muốn khuyên chúng ta qua câu tục ngũ trên. Nếu biết cố gắng, có sự bền bỉ ý chí thì nhất định thành công cũng sẽ đến với chúng ta. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn và thử thách cần chúng ta phải vượt qua, nếu không có ý chí thì chúng ta sẽ không thành công được. Hơn nữa, dù gặp thất bại hay thử thách, ta cũng cần có lòng quyết tâm thực hiện lại, chắc chắn cuối cùng chúng ta sẽ có được thành quả như ý.