Cai lệ là một chức chỉ những tên tay sai của chính quyền Pháp thuộc ngày xưa → Chữ "cậu" ngày xưa dùng để gọi những vị thiếu gia, tú tài con nhà khá giả, có học hành, nay được đặt trước từ "cai" - một tên tay sai đã thể hiện thái độ mỉa mai, coi rẻ của người dân.
- Cậu cai ở đây cũng có những trang bị rất là oai phong, đường bệ để xứng với công việc của mình:
Nón dấu lông gà - chiếc mũ có dấu hiệu của người có vai vế, chức tước
Ngón tay đeo nhẫn - dấu hiệu của người có tiền của dư dả, đời sống giàu sang
- Thế nhưng một câu cai oai phong như thế lại:"Ba năm được một chuyến sai" - gần như là thất nghiệp, không được trọng dụng, nhàn rỗi, không làm việc gì trong suốt 3 năm - nghệ thuật phóng đại, nói quá - làm bật lên sự bất tài, vô công rồi nghề của cậu cai.
"Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê" - sử dụng biện pháp nói quá để thể hiện sự thiếu thốn của cậu cai - đồng thời thể hiện thói thích khoe mẽ, ham hư vinh của cậu - khi mà cố vay mượn để chắp vá.
⇒ Bức chân dung biếm họa của cậu cai: lố lăng, kệch cỡm, thích phô trương, không có quyền lực nhưng luôn cố làm “ra dáng” để lừa bịp mọi người
⇒ Thể hiện thái độ phê phán hạng người không có gì (tài năng, của cải, quyền lực) nhưng thích thể hiện, khoe mẽ với thái độ kệch cỡm trong xã hội.
Nội dung: phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội
Nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược, phóng đại,…