1.
* Nguyên nhân gián tiếp:
- Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.
- Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
- Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ
- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.
- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.
- Chế độ phong kiến ( quý tộc, giáo hội Anh cản trở sự làm giàu của tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …)
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.
- -Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.
- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.
2.quyền hạn của vua/nữ hoàng được quy định trong hiến pháp (Anh là 1 trường hợp đặc biệt, nước này không có hiến pháp, quyền lực của vua nói chính xác là được quy định dựa trên truyền thống và một hệ thống các luật riêng rẽ, thường gọi là quân chủ nghị viện) và vị quân vương đó chỉ mang tính hình thức, lễ nghi, chứ không thực sự nắm quyền
3.Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
4. Vai trò của quần chúng nhân dân.
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và thành công của cách mạng, là lực lượng chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao, điều này thể hiện qua 4 sự kiện sau:
- Ngày 14-7-1789 quần chúng nhân dân phá ngục Baxti mở đầu cho cuộc cách mạng.
- Ngày 10-8-1792 quần chúng nhân dân lật đổ nền quân chủ lập hiến của phái đại tư sản vì họ thọa hiệp với phong kiến và không giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nhân dân.
- Ngày 2-6-1793 quần chúng lật đổ nền cộng hòa của phái Gi-rông-đanh khi họ phản bội tổ quốc và nhân dân khi chống ngạo xâm, nội phản. Ủng hộ nèn chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh, đưa cách mạng đến đỉnh cao.
- Ngày 27-7-1794 khi phái Gi-cô-banh đưa cách mạng đi quá xa mục đích và vẫn duy trì chính sách chuyên chính cũ thì quần chúng nhân dân lại vùng lên lật đổ và xử tử phái Gia-cô-banh, cách mạng tư sản chấm dứt.
5.- Sau thắng lợi của cuộc cách mạng 18-3-1871, chính quyền của giai cấp tư sản bị lật đổ, Uỷ ban trung ương Quốc dân quân đảm nhận chức năng của chính quyền mới, trở thành chính phủ lâm thời.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước : ngày 26-3-1871, một chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng
Công xã. Hội đồng gồm nhiều uỷ ban, đứng đầu mỗi uỷ ban là mội uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân. Công xã tách nhà thờ khỏi những hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Về chính sách : Công xã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà bọn chủ bỏ trốn ; đối với những xí nghiệp chủ vẫn ở lại thì công nhân được kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động ban đêm... Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền đối với toàn dân, quan tâm tới cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân...
Như vậy, về cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ công xã Pa-ri là nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân, vì dân.