Hai loài chim ăn hạt và chim ăn sâu sống trong cùng một khu vực người ta gọi sự phân bố của chúng làA.thuộc một ổ sinh thái.B.thuộc hai quần xã khác nhau.C.thuộc hai hệ sinh thái khác nhau.D.thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
Chuột cát đài nguyên có thể sống ở -50˚C đến +30˚C nhưng phát triển tốt nhất ở khoảng 0˚C đến 20˚C. Khoảng nhiệt độ từ 0˚C đến 20˚C được gọi làA.khoảng thuận lợi.B.khoảng chống chịu. C.khoảng ức chế.D.giới hạn sinh thái.
Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Khoảng nhiệt độ này được gọi là:A.giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phiB.khoảng thuận lợi về nhiệt độ ở cá rô phiC.khoảng chống chịu về nhiệt độ ở cá rô phiD.giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ.
Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu cùng tồn tại mà ít khi xảy ra sự cạnh tranh. Có bao nhiêu khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại?(1) Các loài chim này cùng ăn một loài sâu nhưng hoạt động ở những thời điểm khác nhau trong ngày.(2) Các loài chim này ăn những loài sâu khác nhau.(3) Các loài chim này ăn cùng một loại sâu nhưng có nơi ở khác nhau.(4) Các loài chim này cùng ăn một loại sâu nhưng hoạt động ở một vị trí khác nhau trong rừng.(5) Các loài chim này có xu hướng chia sẻ thức ăn cho nhau để cùng nhau tồn tại.A.3.B.1.C.4.D.2.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về bậc dinh dưỡng là đúng?(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(2) Một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.A.3.B.2.C.1.D.4.
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?(1) Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật ăn thịt bậc 1.(2) Các loài động vật ăn thực vật thường được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.(3) Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng năng lượng lớn hơn tổng năng lượng của tất cả các bậc dinh dưỡng còn lại.(4) Các loài sinh vật được xếp vào một bậc dinh dưỡng phải sử dụng cùng một loại thức ăn.(5) Bậc dinh dưỡng cấp 1 chỉ bao gồm các loài sinh vật tự dưỡng.(6) Bậc dinh dưỡng càng cao thì hiệu suất chuyển hóa năng lượng càng nhỏ.A.3. B.4.C.2.D.5.
Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo → giáp xác chân chèo → cá trích → cá thu → cá mập. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?(1) Chuỗi thức ăn trên bao gồm 1 nhóm sinh vật sản xuất và 4 nhóm sinh vật tiêu thụ.(2) Tảo là nhóm sinh vật có mức năng lượng cao nhất trong chuỗi thức ăn này.(3) Tảo là nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất trong chuỗi thức ăn này.(4) Cá mập là nhóm sinh vật có sinh khối nhỏ nhất trong chuỗi thức ăn này.(5) Tháp số lượng của chuỗi thức ăn này là dạng tháp chuẩn.A.3.B.4.C.1.D.2.
Cho chuỗi thức ăn sau đây: Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.Chuột đồng làA.sinh vật ăn thực vật.B.sinh vật ăn thịt bậc 1.C.sinh vật ăn thịt bậc 2.D.sinh vật sản xuất.
Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng. Đây là phương pháp bảo vệ thực vật dựa vàoA.ức chế - cảm nhiễm. B.khống chế sinh học.C.hỗ trợ cùng loài.D.cạnh tranh cùng loài.
Năng suất sơ cấp của thực vật bậc cao phụ thuộc vào:A.Cường độ chiếu sáng không thích hợp, đất tốt.B.Cường độ ánh sáng thích hợp, đất nghèo kiệt, cường độ thoát hơi nước.C.Cường độ chiếu sáng thích hợp, đất tốt, độ bão hòa của không khí.D.Cường độ ánh sáng thích hợp, đất tốt, cường độ thoát hơi nước thấp.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến