Bài làm:
2, Ở lầu Ngưng Bích, tâm trạng của Thúy Kiều cô đơn lại càng cô đơn, nàng nghĩ về quá khứ, nghĩ về những người thân, nhưng ý nghĩ đó không làm nàng nguôi phần nào mà lại càng làm cho nàng xót xa hơn.Nhìn trăng nàng lại nhớ vầng trăng nơi hai người dâng chén rượu thề nguyền khiến cho nỗi thương nhớ chàng Kim vẫn mong ngóng tin nàng, không biết nàng đã bên trời góc bể bơ vơ. Nỗi đau đớn của nàng là phải từ bỏ tình yêu, từ bỏ tấm lòng son dành cho mối tình đầu: Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Bao giờ thì nàng mới có thể nhạt phai được tình cảm với chàng Kim mà không nhạt phai được thì nàng còn dằn vặt, còn đau khổ. Không chỉ nhớ thương Kim Trọng mà Kiều còn xót thương cho cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin mình, nàng không rõ các em có chăm sóc chu đáo không, có ai thay mình quạt nồng ấp lạnh cho cha mẹ không. Vừa mới xa nhà được hơn một tháng mà Kiều đã cảm thấy xa lâu lắm. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện một cách sinh động, cao đẹp và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Ngay lúc mình đau khổ, cô đơn, mất hết những gì quý giá nhất của một đời người mà Kiều vẫn còn thương nhớ, lo lắng cho những người thân đã chứng tỏ nàng là người vị tha, quan tâm đến người thân còn hơn cả chính bản thân mình.
3, Những nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương:
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.
+ tính cách đa nghi, độc đoán, chuyên quyền của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát và phải chọn lấy cái chết để mong oan.
- Nguyên nhân gián tiếp:
+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.(đồng thời quá đó tác giả muốn tố cáo chiến tranh phi nghĩa)
4,* Giống nhau giữa Thúy Kiều và Vũ Nương:
- họ đều là những người phụ nữ đẹp, tài giỏi, nết na của xã hội phong kiến.
- họ đều bị Xã hội phong kiến nam quyền chà đạp lên khát vọng hạnh phúc.
*Khác nhau:
- trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam xương": Vũ Nương bị Trương Sinh nghi oan nhưng nàng không có một con đường nào khác, vì nàng đã làm hại đến trinh tiết của mình. Chỉ có tự vẫn mới là con đường thoát duy nhất cho nàng. Cũng nhiều chỉ có cái chết mới có thể minh oan cho sự trong sạch của nàng.
- còn nhân vật "Thúy Kiều" trong tác phẩm truyện Kiều: Thúy Kiều được lựa chọn. Cha và em bị bắt, THúy Kiều quyết định bán mình để chuộc cha và em. Số phận bi thương và thảm kịch sau này của nàng cũng không phải do người khác quyết định mà do chính nàng tự quyết định.
Mình gửi bài ạ, chúc bạn học tốt.
Xin hn cho nhóm nếu đc ạ.
#tram
#Hủ_ủng hộ LGBT