Cho bột Fe vào dung dịch X, khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng của chất rắn giảm hơn so với khối lượng ban đầu. X là dung dịch nào sau đây ?A.Fe(NO3)3.B.MgSO4C.NiSO4D.CuCl2
Đem ngâm miếng kim loại sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Nếu thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì?A.Lượng khí bay ra nhiều hơnB.Lượng khí thoát ra ít hơnC.Lượng khí bay ra không đổiD.Lượng khí sẽ ngừng thoát ra (do kim loại đồng bao quanh miếng sắt)
Hoà tan hết cùng một lượng Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư (1) và H2SO4 đặc nóng dư (2) thì thể tích khí sinh ra trong cùng điều kiện làA.(2) gấp ba (1).B.(1) bằng (2). C.(2) gấp rưỡi (1). D.(1) gấp đôi (2).
Nhúng các thanh Fe giống nhau lần lượt vào các dung dịch: AgNO3 (1), Al(NO3)3 (2), Cu(NO3)2 (3), Fe(NO3)3 (4). Các dung dịch có thể phản ứng với Fe làA.1 và 2B.1, 2, 3, 4C.1 và 3D.1, 3 và 4
Trong các cặp kim loại sau: (1) Mg, Fe; (2) Fe, Cu; (3) Fe, Ag. Cặp kim loại khi tác dụng với dung dịch HNO3 có thể tạo ra dung dịch chứa tối đa 3 muối (không kể trường hợp tạo NH4NO3) làA.(2) và (3)B.(1) và (2)C.(1) và (2) và (3)D.(1)
Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag vào dung dịch chứa duy nhất chất tan Y dư, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thì thu được duy nhất kết tủa là Ag với khối lượng đúng bằng khối lượng Ag trong hỗn hợp X. Trong số các chất: Fe2(SO4)3; Cu(NO3)2; FeSO4 ; AgNO3; FeCl3; CuSO4 ; Fe(NO3)2. Số chất có thể là Y làA.1B.3C.2D.4
Tiến hành bốn thí nghiệm sau:- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá làA.3B.4C.2D.1
Trường hợp nào sau đây không phù hợp giữa tên quặng và công thức hợp chất sắt chính trong quặng ?A.Hematit đỏ, Fe2O3B.Xiđerit, FeCO3C.Manhetit, Fe3O4 D.Hematit nâu, Fe3O4
Trong các loại quặng sắt, quặng chứa hàm lượng % Fe lớn nhất làA.ManhetitB.Hematit nâuC.Hematit đỏD.Xiđerit
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó cho dung dịch HCl dư vào chất rắn thu được. Sau các phản ứng, chất thu được làA.FeCl2B.FeCl2 và FeCl3C.FeCl3 D.Fe3O4
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến