Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thuy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho vời người công sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi: Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thể nào? Thiếp nói: Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thể nên đánh nên giữ ra sao. Chúa công đi ra chuyển này, không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan. Vua Quang Trung mừng lắm, liễn sai đại tưởng là Hám hồ hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đình thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Rôi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, đem số thân quân ở Thuận Hoá, Quảng Nam chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì làm trung quân. (Ngô gia văn phái , Hoàng Lê nhất thống chí ) a. Tim lời dẫn trong đoạn trích trên và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ, là lời dẫn truc tiếp hay lời dẫn gián tiếp . b. Chuyển theo cách dẫn ngược lại những lời dẫn vừa tìm đuoc.

Các câu hỏi liên quan

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.” Qua đoạn thơ trên, kết hợp với sự hiểu biết về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, hãy viết đoạn văn theo phép lập luận Tổng - Phân - Hợp khoảng 14 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều, trong đoạn trích có sử dụng ít nhất một câu cảm thán và một quan hệ từ. GỢI Ý Câu 3: Qua đoạn thơ trên, kết hợp với sự hiểu biết về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều, trong đoạn trích có sử dụng ít nhất một câu cảm thán và một quan hệ từ. - Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ thiên gợi, tạo ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. - Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. - “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” : vẻ đẹp quá hoàn mĩ và sắc sảo của Kiều có sức quyến rũ lạ lùng khiến thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, báo hiệu lành ít, dữ nhiều.