I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: "Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da trắng mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường". (Trích Ngữ văn 8 – Tập 1) Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn trích thuộc thể loại gì? Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (2,0 điểm): Chỉ ra và gọi tên một trường từ vựng trong đoạn trích trên. Câu 3. (2,0 điểm): Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc của bé Hồng. Qua đó, em có nhận xét gì về tình cảm bé Hồng dành cho mẹ? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (5,0 điểm) Câu 4. (5,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, kết hợp với thực tế đời sống, em hãy viết đoạn văn quy nạp (từ 7 đến 9 câu) thể hiện suy nghĩ về tình mẫu t

Các câu hỏi liên quan

Câu 6: Thế nào là hành vi “Bạo lực trẻ em”? a. “Bạo lực trẻ em” là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. b. “Bạo lực trẻ em” là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi. c. “Bạo lực trẻ em” là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. d. “Bạo lực trẻ em” là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Câu 7: Để bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình, cha mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gì? a. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em phù hợp với độ tuổi, sự phát triển của trẻ em và điều kiện, hoàn cảnh của gia đình. b. Tạo điều kiện, hướng dẫn trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển toàn diện của trẻ em. c. Tạo điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng đối với những quyết định, vấn đề của gia đình liên quan đến trẻ em. Không cản trở trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 8: Công dân ở độ tuổi nào thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự? a. Đủ 16 tuổi trở lên đối với nam và đủ 17 tuổi trở lên đối với nữ. b. Đủ 17 tuổi trở lên đối với nam và đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ. c. Đủ 18 tuổi trở lên đối với nam và đủ 19 tuổi trở lên đối với nữ. d. Đủ 19 tuổi trở lên đối với nam và đủ 20 tuổi trở lên đối với nữ. Câu 9: Miễn gọi nhập ngũ đối với công dân trong trường hợp nào sau đây? a. Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. b. Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. c. Là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. d. Tất cả các trường hợp trên. Câu 10: Người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm? a. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. b. Người từ đủ 15 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. c. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. d. Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Câu 1: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá? a. Người chưa đủ 15 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi mua, bán thuốc lá. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 15 tuổi. b. Người chưa đủ 16 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. Sử dụng người chưa đủ 16 tuổi mua, bán thuốc lá. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 16 tuổi. c. Người chưa đủ 17 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. Sử dụng người chưa đủ 17 tuổi mua, bán thuốc lá. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 17 tuổi. d. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Câu 2: Địa điểm nào cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên? a. Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục, trừ Trường cao đẳng, đại học, học viện; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. b. Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục, trừ Trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. c. Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục, trừ Trường cao đẳng, đại học, học viện; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho phụ nữ và trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. d. Cơ sở y tế; Cơ sở giáo dục, trừ Trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho phụ nữ và trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. Câu 3: Thanh niên là công dân Việt Nam trong độ tuổi bao nhiêu? a. Từ đủ 14 tuổi đến 30 tuổi. b. Từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. c. Từ đủ 17 tuổi đến 30 tuổi. d. Từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi. Câu 4: "Tảo hôn" là gì? a. Là việc lấy vợ, lấy chồng bị lừa dối. b. Là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật. c. Là việc lấy vợ, lấy chồng không đăng ký kết hôn. d. Là việc lấy vợ, lấy chồng không cưới, hỏi. Câu 5: Hôn nhân giữa những người cùng giới tính được Nhà nước quy định như thế nào? a. Nhà nước cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính. b. Nhà nước không cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính. c. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. d. Nhà nước không quy định hôn nhân giữa những người cùng giới tính.