Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có cùng CTPT: C8H10O tác dụng được với Na và tác dụng được với NaOH ?A.9B.7C.6D.8
Có các mô tả sau về tính chất của Crom:(1) Màu lục.(2) Kim loại cứng nhất.(3) Rạch được thủy tinh.(4) Dễ nóng chảy.(5) Kim loại nặng.(6) Có nhiều trạng thái oxi hóa trong hợp chất.Số mô tả đúng làA.2B.5C.4D.3
Khảo sát tính chất hóa học của Al và Cr qua các phản ứng sau:(1) Phản ứng với dung dịch NaOH đặc, nóng. (2) Phản ứng với Cl2 ở nhiệt độ thường.(3) Phản ứng với dung dịch HNO3 loãng nguội. (4) Phản ứng với dung dịch AgNO3.(5) Phản ứng với H2O. (6) Phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.Trong các tính chất nàyA.Al có 5 tính chất và Cr có 4 tính chất.B.Al có 6 tính chất và Cr có 5 tính chất.C.Al có 5 tính chất và Cr có 3 tính chất.D.Al có 6 tính chất và Cr có 3 tính chất.
Có các thí nghiệm sau đây sau:(1) Dẫn từ từ đến dư khí NH3 qua dung dịch CrCl2.(2) Dẫn từ từ đến dư khí H2S qua dung dịch Cd(NO3)2.(3) Nhỏ vài giọt HNO3 đặc vào dung dịch lòng trắng trứng.(4) Cho từ từ đến dư bột kim loại Ba vào dung dịch K2Cr2O7.(5) Cho từ từ đến dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.(6) Dẫn từ từ đến dư khí H2S qua dung dịch Fe2(SO4)3.Bao nhiêu thí nghiệm sau khi kết thúc có tạo thành kết tủa màu vàng ?A.5B.4C.6D.3
Cho các phát biểu sau:(1) Crom (VI) oxit là oxit bazơ.(2) Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.(3) Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.(4) Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.(5) Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.(6) Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.Số phát biểu đúng làA.2B.3C.1D.4
Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư tạo sản phẩm khử duy nhất là NO(c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH(d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lên mol 1:1) vào H2O dư(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra)Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối làA.3B.2C.5D.4
Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Đốt dây sắt trong khí clo.(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi)(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư)(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư)Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) ?A.1B.4C.3D.2
Cho các mô tả sau:(1) Là kim loại nhóm VIB.(2) Có nhiều số oxi hóa.(3) Không tan trong H2SO4 đặc nguội, do có màng oxit bền bảo vệ.(4) Tác dụng với HCl (hoặc H2SO4 loãng) cho hợp chất với số oxi hóa +2.(5) Tác dụng với Cl2 cho muối MCl3.Số mô tả đúng cho cả Cr và Fe làA.3B.4C.2D.1
Có các phát biểu sau về crom và hợp chất của crom:(1) CrO3 tác dụng với nước luôn thu được hỗn hợp axit cromic và axit đicromic.(2) Tính khử của Cr mạnh hơn kẽm.(3) Crom là kim loại cứng nhất.(4) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7, dung dịch chuyển từ màu cam sang màu vàng.(5) P, S, C tiếp xúc với CrO3 sẽ bốc cháy.Số phát biểu đúng làA.2B.3C.4D.5
Tiến hành các thí nghiệm sau :(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư(b) Điện phân dung dịch AgNO3 ( điện cực trơ)(c) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO ( không có không khí)(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư(e) Điện phân Al2O3 nóng chảySố thí nghiệm tạo thành kim loạiA.3B.5C.4D.2
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến