Cho m gam Lysin vào dung dịch NaOH 0,2 M và KOH 0,15 M thì thu được dung dịch X chứa 15,16 gam chất tan. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch X cần dùng dung dịch HCl 0,1 M và H2SO4 0,2M, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 26,785 gam muối khan. Khối lượng Lysin đã dùng ban đầu là A. 11,68 hoặc 13,14. B. 10,59 hoặc 16,06 . C. 10,59 hoặc 13,14. D. 15,33 hoặc 16,06.
Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (có phân tử khối tăng dần, đều được cấu tạo từ Gly, Ala, Val, Y hơn X một liên kết peptit, số liên kết peptit của Z bằng tổng số liên kết peptit của X và Y). Đốt cháy hoàn toàn m gam H thì cần dùng 81,48 lít O2 (đktc) và thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 175,39 gam. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,115 mol H trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được 54,075 gam chất rắn khan sau phản ứng. Biết số mol X gấp 1,5 lần số mol Z. % Khối lượng của Y trong H gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 37. B. 28. C. 35. D. 41.
Cho m gam K vào dung dịch gồm H2SO4 0,32M và ZnSO4 0,36M thu được dung dịch X có tổng nồng độ các chất tan là 0,88 M đồng thời khối lượng dung dịch tăng 12,76 gam. Coi như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 17. B. 22. C. 13. D. 19.
Đốt cháy hoàn toàn 22,4 lít hỗn hợp gồm CO, CH4, C3H8 ddktc thu được 44,8 lít CO2 đktc. Phần trăm thể tích của propan trong X là : A. 21,9 B. 25,36 C. 32,7 D. 50 phanha52 hỏi 15.04.2018 Bình luận(0)
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết pi trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là A. 43,2 gam B. 64,8 gam C. 108,0 gam D. 81,0 gam
Cho các phát biểu sau: (a) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2. (b) Để lâu hợp kim Fe-Cu trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa. (c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. (d) Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau. (e) Các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện, có cấu trúc tương đối rỗng. Số phát biểu đúng là A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. (b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao. (c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3. (d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2. (e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3. Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH. (b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng. (c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng. (d) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (e) Cho Al4C3 vào nước. Số thí nghiệm có khí thoát ra là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho a gam hỗn hợp X tan hết vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,32M và NaNO3 0,8M, thu được dung dịch Z chứa b gam các chất tan đều là muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (ở đktc). Dung dịch Z phản ứng với dung dịch KOH dư thấy có 68,32 gam KOH phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và 183a = 50b. Giá trị của b gần nhất với A. 120,00 B. 118,00 C. 115,00 D. 117,00
Hidrat hoá 17,92 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etlen và propilen sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau: Đốt cháy toàn bộ phần 1 với khí Oxi dư thu được 41,8 gam CO2 và 23,13 gam H2O Cho phần 2 phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 24,67 gam hỗn hợp muối Vậy hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen và hiệu suât phản ứng hidrat hoá trung bình của propilen lần lượt là A. 70% và 80% B. 80% và 90% C. 90% và 80% D. 80% và 70%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến