Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2a (mol/l) và KCl 0,4a (mol/l) bằng điện cực trơ, đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân. Cho 0,4 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và còn lại 16,0 gam rắn không tan. Giá trị của a là A. 0,5. A. 0,9. C. 0,6. D. 0,8.
Cho 1,61 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 200 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,8M và Cu(NO3)2 0,4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Các muối có trong dung dịch X là: A. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2. D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2.
Sục V lít CO2 ở đktc vào 200 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và kết tủa E. Cho từ từ từng giọt HCl 0,1M vào A đến khi bắt đầu thoát ra bọt khí thì hết 50ml. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 0,784 B. 0,336 C. 1,232 D. 0,56
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4. (b) Nhúng lá Zn nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 và CuSO4. (c) Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng. (d) Đốt cháy là Fe trong khí Cl2. (e) Nhúng lá Cu nguyên chất vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Chuyển hóa hoàn toàn 4,2 gam andehit A mạch hở bằng phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được hỗn hợp muối B. Nếu cho lượng Ag tạo thành tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra 3,792 lít NO2 (27 °C và 740 mmHg). Tỉ khối của A so với N2 nhỏ hơn 4. Mặt khác khi cho 4,2 gam A tác dụng với 0,5 mol H2 (Ni, nhiệt độ) thu được chất C với H = 100%. Cho lượng C tan vào trong nước được dung dịch D. Cho 1/10 dung dịch D tác dụng hết với Na làm thoát ra 12,04 lít H2 (đktc). a. Tìm công thức A, B, C b. Tính khối lượng của hỗn hợp muối B biết rằng các chất trong B đều có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH tạo NH3 c. Tính nồng độ % của C trong dung dịch D
Hỗn hợp X gồm 1,12 gam Fe, 32 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao (không có không khí), sau một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Nếu cho Y phản ứng hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được V1 (l) khí, nếu cho phản ứng hết trong dung dịch NaOH dư thì thu được V2 (l) khí (Các thể tích đo ở cùng điều kiện). Biết V1 : V2 = 4. Khoảng giá trị của m là: A. 1,08 < m < 5,4 C. 0,06 < m < 6,66 B. 5,4 < m < 10,08 D. 0,12 < m < 13,32 winds356 trả lời 29.03.2018 Bình luận(0)
Nhiệt phân 104 gam hỗn hợp X: A(NO3)2 và B(NO3)2 (A là kim loại kiềm thổ, B là kim loại chuyển tiếp) cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y gồm những oxit, hỗn hợp Z gồm NO2 và O2 có thể tích 31,36 (lít) (đo ở 0 °C, 1 atm) với tỉ khối Z so với CO2 bằng 1. Xác định kim loại A, B (biết số mol A(NO3)2 ít hơn B(NO3)2.
Tiến hành cracking 17,4 gam C4H10 một thời gian trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4, C4H8, H2 và C4H10 chưa cracking. Cho toàn bộ A vào dung dịch brom thấy nhạt màu và khối lượng tăng 8,4 gam đồng thời có V lít khí hỗn hợp B (đktc) thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn B thu được m gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của m A. 46,4 B. 54,4 C. 42,6. D. 26,2
Cho các chất hữu cơ: X, Y là 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, Z là axit no, mạch hở (MZ>90) và este T (phân tử chỉ chứa chức este) tạo bởi X, Y với một phân tử Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,325 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 17,55 g H2O. Phần trăm số mol của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây A. 15,73% B. 11,96% C. 19,18% D. 21,21%
Cho a mol Ba vào dung dịch chứa 2a mol Na2CO3, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhiệt phân hoàn toàn kết tủa Y, lấy khí sinh ra sục vào dung dịch X, thu được dung dịch Z. Chất tan có trong dung dịch Z là A. Ba(HCO3)2 và NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaHCO3 và Na2CO3.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến