câu 2 :
Vì do cuộc chiến tranh giữa 2 thế lực Trịnh - Nguyễn bùng nổ; họ đánh nhau dai dẳng trong suốt nửa thế kỉ. Cuối cùng, 2 bên phải lấy sông Gianh làm nơi phân cách, Nhà Nguyễn thuộc Đàng Trong (từ sông Gianh vào Nam) còn Nhà Trịnh thuộc Đàng Ngoài (từ sông Gianh ra Bắc) câu 3: Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
Nguyễn Nhạc xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân. Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ (huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định) rồi mở rộng hoạt động xuống vùng đồng bằng. Nghĩa quân "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.Nông dân nghèo, đồng bào Chăm, đồng bào Ba-na vùng An Khê nhiệt tình tham gia nghĩa quân. Thợ thủ công, thương nhân, kể cả hào mục các địa phương, cũng nổi dậy hưởng ứng. câu1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân-Thanh Hóa). Năm 1416, Lê Lợi và 18 người đã tổ chức hội thề Lũng Nhai (tại làng Mé cách Lam Sơn 10 km), nhằm nêu cao tinh thần quyết tâm đoàn kết chống giặc. Đến đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định vương, mở đầu thời kỳ chiến đấu chống giặc Minh ở miền thượng du Thanh Hóa. Chỉ ít ngày sau, nghĩa quân Lam Sơn phục kích đánh thắng quân Minh ở Lạc Thủy.
Ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn phải liên tiếp chống lại nhiều lần địch bao vây đánh phá. Mặc dù nghĩa quân chiến đấu ngoan cường nhưng cũng gặp không ít khó khăn, nhiều người đã phải hy sinh anh dũng, một gương điển hình là Lê Lai đã lấy thân mình để giải vây cho Lê Lợi. Trước tình thế địch còn mạnh, lực lượng ta còn yếu, Lê Lợi chủ động hòa hoãn với địch trong hơn 1 năm (1423-1424). Nhờ vậy mà nghĩa quân ta không những được duy trì mà còn phát triển mạnh lên, sẵn sàng chuẩn bị tiến công địch