Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng được coi là một trong những chứng bệnh điển hình của đau dạ dày. Hiện tượng viêm loét sẽ hình thành khi có bất kì sự kết hợp nào của axit dạ dày dư thừa, thuốc, vi khuẩn hay “độc tố” khác gây tổn thương niêm mạc tá tràng.
Còn theo mô học thì viêm loét dạ dày được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc với độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5 cm.
Viêm loét dạ dày đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, căn bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt, nếu viêm loét dạ dày không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày cần lưu ý
Việc nhận biết nguyên nhân viêm loét dạ dày rất quan trọng, điều này giúp cho việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Vi khuẩn HP: Nhiễm khuẩn dạ dày HP được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt…
- Stress: Căng thẳng tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh axit bất thường trong dạ dày gây ra viêm loét tá tràng.
- Thói quen ăn uống: Dùng đồ uống có cồn, ăn cay, ăn quá nóng hoặc quá lạnh… gây kích thích và ăn mòn lớp nhày trong dạ dày cũng được là nguyên nhân gây viêm loét.
- Sinh hoạt không điều độ: Rối loạn giờ giấc, ăn quá khuya, nhịn đói quá lâu… chính là thủ phạm gây loét tá tràng.
- Thuốc Tây: Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) kích thích lớp lót dạ dày và ruột non là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Là sự hình thành của các khối u gây tăng bài tiết hóc-môn gastrin, làm tiết nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp lót.
- Di truyền: Đây được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày hay gặp liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe gia đình.