Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (tỉ lệ số mol 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là A. một ankan và một ankin. B. hai ankađien. C. hai anken. D. một anken và một ankin.
Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 27,6. B. 4,6. C. 14,4. D. 9,2.
Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 7,5. B. 15,0. C. 18,5. D. 45,0.
Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là A. 0,070 mol. B. 0,050 mol. C. 0,015 mol. D. 0,075 mol.
Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư giải phóng 3,36 lít hỗn hợp khí điều kiện tiêu chuẩn a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính thể tích mỗi khi trong hỗn hợp ban đầu biết rằng thể tích hidro bằng 1/2 thể tích khí còn lại. c) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Đốt cháy lượng hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong khí O2. Sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn Y. Hoàn tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời NaNO3 và H2SO4 loãng, thu được dung dịch Z chỉ chứa 39,26 gam muối trung hòa của các kim loại và 896ml hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với 540ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là: A. 15,44 B. 18,96 C. 11,92 D. 13,20
Hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại R có hóa trị không đổi. Hòa tan hoàn toàn 3,3 gam X trong dung dịch HCl dư thu được 2,9568 lít khí ở 27,3°C, 1 atm. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn cũng 3,3 gam X trong dung dịch HNO3 1,0M (lấy dư 10%) thì thu được 896 ml hỗn hợp khí Y gồm N2O,NO (ở đktc) có tỉ khối so với hỗn hợp gồm NO,C2H6 là 1,35 và dung dịch Z. a) Xác định kim loại R và tính phần trăm khối lượng của các kim loại trong X. b) Cho dung dịch Z tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH thấy xuất hiện 4,77 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, biết Fe(OH)3 kết tủa hoàn toàn.
M là hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức X, Y và Z có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau, đều mạch hở (MX < MY < MZ); X, Y đều no; Z không no (có một liên kết C=C). Chia M thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 đốt cháy hoàn toàn, thu được 45,024 lít CO2 và 46,44 gam H2O Phần 2 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2 Phần 3 đun nóng với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 18,752 gam hỗn hợp T gồm 6 ete. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được 1,106 mol CO2 và 1,252 mol H2O. Hiệu suất tạo ete của X, Y, Z lần lượt là: A. 50%, 40%, 35% B. 50%, 60%, 50% C. 60%, 40%, 35% D. 60%, 50%, 35%
Cho 26,96 gam hỗn hợp Cu(NO3)2, Fe3O4, FeCl2 vào 680 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X và 0,04 mol NO. Cho AgNO3 vừa đủ vào X được 120,54 gam kết tủa và không thấy khí thoát ra. Mặt khác, cho m gam Fe vào X thu được 1,12 lít khí Y. Giá trị của m là: A. 11,2 B. 11,76 C. 12,32 D. 9,52
Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A và B, chỉ thu được H2O và 18,48 gam CO2. Tìm công thức phân tử của A và B, biết X có tỉ khối đối với H2 là 13,5; A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon nhưng khối lượng phân tử của A lại nhỏ hơn B.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến