Đoạn mạch R, L, C nối tiếp được nối với máy phát điện xoay chiều một pha trong đó chỉ có thể thay đổi được tốc độ quay của phần ứng. Khi tăng dần tốc độ quay của phần ứng từ giá trị rất nhỏ thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch:A.Luôn tăng.B.Luôn giảm .C.Lúc đầu giảm sau đó tăng.D.Lúc đầu tăng sau đó giảm .
Đặt một điện áp không đổi bằng 220V vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện thì năng lượng của tụ điện là 2420 mJ. Đặt điện áp xoay chiều u = 220cos100t (V) vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện lệch pha π/4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Khi đó, công suất tỏa nhiệt của đoạn mạch là bao nhiêu?A.121W.B.121√2 W.C.110√2 WD.380W.
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp 175 V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25 (V), trên đoạn MN là 25 (V) và trên đoạn NB là 175 (V). Hệ số công suất của toàn mạch làA.6/25.B.1/7.C.7/25.D.1/25.
Đặt điện áp xoay chiều u =100√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch R, L mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là 60V. Tại thời điểm t1, điện áp hai đầu cuộn cảm là 30√2 V và đang giảm. Tại thời điểm t2 = t1 + 1/600 (s) điện áp giữa hai đầu điện trở có giá trị là:A.80V.B.-40√2 VC.40√3D.80√2 V
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 8cm dao động theo phương trình u = acos20πt (mm). Biết biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền, điểm gần nhất cùng pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách trung điểm O của S1S2 đoạn 3 cm. tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:A.50 cm/s.B.40 cm/s.C.30 cm/sD.20 cm/s.
Trong các phương trình sau, phương trình nào không biểu thị cho dao động điều hòa ?A.x = 3 sin 5 πt + 3 cos5 πt(cm)B.x = 2 sin(2 πt + π/6) (cm)C.x = 5 cos (πt + 1) (cm)D.x = 3t sin (100 πt + π/6 )(cm)
Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp trong đó điện áp xoay chiều hai đầu đoạn mạch có biểu thức: u = 220√2cos(120πt – π/6) (V). Cho R = 100Ω, L = 1/π (H), C = 50/π (μF). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có giá trịA.1,1√2 A.B.2,2A.C.1,99A.D.2.81A
Đặt điện áp xoay chiều không đổi có giá trị hiệu dụng 240 V vào đoạn mạch AMB gồm đoạn AM chỉ chứa điện trở R, đoạn mạch MB chứa tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết sau khi thay đổi độ tự cảm L thì điện áp hiệu dụng hai đầu mạch MB tăng √2 lần và dòng điện trong mạch trước và sau khi thay đổi lệch pha nhau một góc π/2. Tìm điện áp hiệu dụng hai đầu mạch AM khi chưa thay đổi L?A.100√2 V.B.80√6 V.C.80√2 V.D.100 V.
Khi tần số của dòng điện xoay chiều là f0 thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch R, L, C nối tiếp là 18W. Khi tăng hoặc giảm tần số của dòng điện thì công suất của mạch đều giảm. Hãy chỉ ra kết luận không đúng. Khi tần số là f0 thìA.u sớm pha π/2 so với iB.Z = R.C.UR = U.D.Hệ số công suất bằng 1.
Có 3 lò xo cùng độ dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = k, k2 = 2k, k3 = 4k. Ba lò xo được treo cùng trên một mặt phẳng thẳng đứng tại 3 điểm A,B,C trên cùng đường thẳng nằm ngang với AB = BC. Lần lượt treo vào lò xo 1 và 2 các vật có khối lượng m1 = m và m2 = 2m, từ vị trí cân bằng nâng vật m1, m2 lên những đoạn A1 = a và A2 = 2a. Hỏi phải treo vật m3 ở lò xo thứ 3 có khối lượng bao nhiêu theo m và nâng vật m3 đến độ cao A3 bằng bao nhiêu theo a để khi đồng thời thả nhẹ cả ba vật thì trong quá trình dao động cả ba vật luôn thẳng hàng?A.m3 = 4m; A3 = 3a.B.m3 = 1,5m; A3 = 1,5a.C.m3 = 3m; A3 = 4a.D.m3 = 4m; A3 = 4a.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến