Trong một khu vườn trồng cây có múi có các loài sinh vật với các mối quan hệ sau: loài kiến hôi đưa những con rệp cây lên chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuôi đuổi loài kiến hôi đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa:(1) rệp cây và cây có mùi;(2) rệp cây và kiến hôi; (3) kiến đỏ và kiến hôi;(4) kiến đỏ và rệp cây.Tên các quan hệ trên thao thứ tự là:A.(1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hợp tác; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồiB.(1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hỗ trợ; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồiC.(1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) cạnh tranh; (4) vật ăn thịt - con mồiD.(1) quan hệ vật chủ - vật kí sinh; (2) hội sinh; (3) hỗ trợ; (4) cạnh tranh.
Khi xét sự di truyền của một tính trạng. Đời F2 phân li kiểu hình với tỉ lệ 9:6:1 và 9:3:3:1. Điểm giống nhau giữa hai trường hợp trên là:(1) Kết quả phân li kiểu hình trong phép lai phân tích(2) Số kiểu hình xuất hiện ở F2(3) Điều kiện làm tăng biến dị tổ hợp(4) Tỉ lệ kiểu hình chiếm 9/16 đều do (A-B-)Phương án đúng là:A.(2) và (3)B.(1) và (2)C.(3) và (4)D.(4) và (1).
Cho các thành tựu tạo giống sau:(1) Tạo giống cà chua chậm chín(2) Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao.(3) Tạo giống hạt gạo màu vàng(4) Tạo giống cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây.(5) Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Mộc tuyền.Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?A.5B.3C.4D.2
Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza làA.Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.B.Tham gia xúc tác hình thành các liên kết peptit.C.Tổng hợp phân tử ADN theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.D.Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bộ nhiễm sắc thể là:A.72B.23C.25D.36
Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi....có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu để:A.Làm tăng tính đa dạng sinh học trong aoB.Để thu được nhiều loại sản phẩm có giấ trị khác nhauC.Giảm dịch bệnhD.Tận thu tối đa nguồn thức ăn trong ao
Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 31oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong bốn loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào ?A.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.B.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 40oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.C.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%.D.Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ?(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh.(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.A.1B.4C.2D.3
Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ:A.Thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường.B.ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể.C.Là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường.D.Phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi trường sống.
Trong nuôi trồng thủy sản, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau trong ao; ví dụ có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắn đen, trôi, chép, … Nhận định nào dưới đây là đúng nói về ứng dụng trên?A.Mục đích chủ yếu của ứng dụng này tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái, hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong ao.B.ứng dụng này dựa trên hiểu biết về sự phân bố giữa các cá thể trong quần thể với mục đich là tăng sự cạnh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.C.ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích chủ yếu là tận dụng tối đa nguồn thức ăn, giảm cạnh tranh gay gắt giữa các loài sinh vật với nhau.D.ứng dụng này dựa trên hiểu biết về ổ sinh thái riêng của các loài với mục đích là tăng sự canh tranh giữa các loài sinh vật với nhau.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến