Thành tựu thời Lê sơ:
* Kinh tế:
a) Nông nghiệp:
- Vua Lê cho 2/3 quân sĩ về quê làm ruộng.
- Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.
- Thực hiện phép quân điền, cấm giết mổ trâu bò bừa bãi, đắp nhiều đê ngăn nước mặn.
⇒ Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
b) Thủ công nghiệp:
- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng, xã.
- Kinh đô Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công.
- Các công xưởng do nhà nước quản lý phát triển mạnh.
c) Thương nghiệp: Chợ phát triển trong nước, buôn bán với nước ngoài vẫn được duy trì.
* Pháp luật: Ban hành bộ luật Hồng Đức:
- Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
⇒ Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất.
* Giáo dục:
- Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo nhân tài.
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan, mở nhiều trường học.
- Thi cử chặt chẽ qua 3 kì: Hương, Hội, Đình.
- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
* Văn hóa - nghệ thuật:
a) Văn học:
- Văn học chữ Hán vẫn duy trì, văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.
- Nội dung: Yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự nào dân tộc, khi phách anh hùng và tinh thần bất khuất.
- Chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,...
- Chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ,...
b) Nghệ thuật:
- Sân khấu ca hát, tuồng, chèo được phục hồi và phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật diêu luyện.
* Khoa học:
Đạt nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực:
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế-.
- Địa lý học: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.