a) Nguyên nhân: (Chính sách phản động của Mĩ - Diệm đã làm mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt).
- Dưới ách thống trị bạo tàn của mĩ diệm nhân dân miền Nam không nhưng phải sống trong tình cảnh đất nươcs bị chia cắt mà từng ngày từng giờ còn bị chúng áp bức, bocvs lột, tù đầy, chém giết làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chế độ mĩ - diệm ngày càng gay gắt.
- Từ 1957 Ngô Đình diệm tiến hành chính sách "tố cộng" "Diệt cộng" T5/1959 chúng lại ban hành đạo luật 10 -59 lê máy chém đi khắp miền Nam hành động khủng bố điên cuồng của chúng chỉ chứng tỏ chúng càng suy yếu bị cô lập. Tình hình đó buộc nhân dân miền Nam phải dùng bạo lực để giàng quyền làm chủ. Cùng với đấu tranh chính trị hình thức đấu tranh vũ trang tự vệ trừ gian, diệt ác bắt đầu xuất hiện và ngày càng lan rộng, cơn bão táp cách mạng đang ấp ủ, phong trào cách mạng đang trên đà củng cố cả về thế và lực. Một số nơi quần chúng đã nổi dạy(bắc ái T2/1959) .
- Giữa lúc đó hội nghị BCH TW Đảng lần thứ XI họp 3/1/1959 và xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằn con đường dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu , kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của mĩ diệm. Nghị quyếtt TW XV phản ánh đúng yêu cầu của lịch sưt, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn dân, là ngọn lửa dấy lên phong trào đồng khởi.
b) Diễn biến:
- Được nghị quyết TW XV soi sáng phong trào nổi dạy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào đồng khởi. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa ở Bắc ái (T2/1959) Trà Bồng (T8/1959) tiêu biểu nhất là phong trào đồng khởi bến trư (17/1/160( dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến tre nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện mỏ cầy bến tre với gậy gộc, giáo mác, súng ống đủ loại, đồng loạt nổi dậy diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch, tạo thế uy hiếp chúng. Từ 3 xã điểm cuộc nổi dạy lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Trư. QUân khởi nghĩa đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã. ở những nơi đó UBND tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân được thành lập và phát triển.
- Ruộng đất của bọn địa chủ, cường hào bị tịch thu đem chia cho dân cày nghèo.
- Từ bến tre phong trào đồng khởi như tức nước vỡ bờ lan rộng khắc nam bộ, T. Nguyên và một số nơi ở miền trung bộ.
c) Kết quả:
- Tính đến cuối 1960 tại các tỉnh nam bộ cách mạng làm chủ 600 trong tổng số 1298 xã, trong đó có 116 xã hoàn toàngp.
ở các tỉnh ven biển trung bộ có 904 trong tổng số 3829 thôn được giải phóng.
ở tây nguyên có tới 32000 thông trong tổng số 5721 thôn được giải phóng.
- Cuộc đồng khởi đã dáng 1 đòn nặng vào chính sách thực dân kiểu mới của mĩ, làm thất bại hoàn toàn chiến tranh đơn phương của chúng, đã tác động mạnh và làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Từ trong khí thế đó ngày 20/12/1960 mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời với chủ trương đoàn kết toàn dân kiên quyết đất tranh chống ĐQ mĩ xâm lược và tay sai Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ rộng rãi ở miền Nam.
Thực hiện độc lập dân tộc, tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách, trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất tổ quốc.
- Sau phong trào đồng khởi lực lượng cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng, các đoàn thể cách mạng của nông dân, thanh niên, phụ nữ, các lực lượng vũ trang tập trung lần lượt ra đời.
d) Ý nghĩa.
- Phong trào đồng khởi 1959 - 1960 thắng lợi đã giáng 1 đòn mạnh vào chính sách thực dân mới của mĩ, làm thất bại hoàn toàn chiến tranh đơn phương của mĩ, diệm và đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam , chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.