Triều Nguyễn (1802 – 1945) thực tế cai trị từ năm 1802 – Gia Long lên ngôi đến năm 1884 – hiệp ước Patenôtre được kí kết, Pháp chính thức làm chủ nước ta. Triều đại này đối mặt với 2 vấn đề lớn: 1. Khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên; 2. Ngoại bang nhòm ngó: Mãn Thanh can thiệp và Pháp xâm lược. Về khởi nghĩa nông dân, có một số điểm: a. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Phan Bá Vành ở Nam Định, Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Lê Duy Lương ở Ninh Bình …Triều Tự Đức nổ ra nhiều khởi nghĩa nhất. Riêng cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi thì đa phần các nhà sử học coi đó là cuộc chiến nội bộ trong giới cầm quyền b. Đặc điểm: - Khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, từ Bắc đến Nam, số lượng rất nhiều (khoảng 400 cuộc lớn nhỏ) và rất quyết liệt. Triều Nguyễn là triều đại phải đối mặt với nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nhất, cũng như các cuộc nổi dậy khác (của các sĩ phu Bắc Hà, của giới cầm quyền như Lê Văn Khôi) - Không có một cuộc khởi nghĩa nào có quy mô đủ lớn về người, địa bàn để lật đổ được triều đại. Nhìn chung khởi nghĩa nỗ ra nhiều nơi nhưng lẻ tẻ, không có ngọn cờ chung tập hợp phong trào - Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Trong lịch sử Việt Nam, không có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào giành thắng lợi cuối cùng (phế bỏ một triều đại, lập nên triều đại mới hoặc chế độ mới). Ngay cả Trung Quốc cũng vậy, khởi nghĩa nông dân đều thất bại (Trần Thắng – Ngô Quảng; Trương Giác, Hoàng Sào, Thái Bình Thiên Quốc), trừ cuộc khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương (lập ra triều Minh 1368). Lưu Bang lợi dụng khởi nghĩa nông dân chứ không phải là lãnh tụ của khởi nghĩa nông dân.