Câu 1:*Phong trào Đông Du (1905 - 1909):
- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hoá Hán học với Việt Nam, có thể nhờ cậy.
- Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân ở các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam.
- Những nét chính về các hoạt động của phong trào Đông du: năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập.
- Năm l905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.
- Từ năm l905 đến năm l908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.
- Tháng 9 - l 908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.
- Tháng 3 - 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Ý nghĩa : cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
*Điểm tiến bộ:Đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, Có tư tưởng tiến bộ tiếp thu học hỏi các phong trào đấu tranh bên ngoài
*Hạn chế: Không nên dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp (vì nhật bản là một nước đế quốc), chế độ quân chủ lập hiến không phù hợp với xã hội Việt Nam.
*Giống nhau: Đều là những phong trào yêu nước đầu thế kỉ 20.Làm nòng cho cuộc đấu tranh vũ tranh chống Pháp.
*Khác nhau:-Đông Kinh nghĩa thục : Đem lại tri thức , tu dưỡng lòng yêu nước cho học sinh,sinh viên.
-Đông du:Đưa học sinh sang Nhật,nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang chống Pháp.