Nội dung Phong trào Cần Vương (số 1) Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX (số 2)
Bối cảnh lịch sử 1- Sau điều ước Patơnot, triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp. Sau cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885 không thành Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua chống Pháp cứu nước. 2- Cuối thế kỷ XIX, Pháp đã đàn áp phong trào Cần Vương, thi hành chính sách bóc lột và khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bị phân hoá, nhiều giai tầng mới xuất hiện (tư sản, công nhân, tiểu tư sản) bên cạnh giai cấp cũ còn tồn tại. Phong trào giải phóng dân tộc nhất là ở Châu Á lên cao theo khuynh hướng mới dân chủ tư sản đã tác động và ảnh hưởng đến Việt Nam.
Lãnh đạo 1- Vua Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu là Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng… 2- Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Lực lượng 1- Đông đảo quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân 2- Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác như: Tư sản, địa chủ , phú nông, tiểu tư sản, nông dân.
Mục tiêu 1- Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp vua khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam. 2- Các phong trào bị phân hoá: Phong trào thì đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến, phong trào thì đánh đuổi Pháp thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới.
Kết quả và ý nghĩa lịch sử 1- Đã giấy lên một phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi trong cả nước. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Pháp nhiều tổn thất lớn, Pháp phải mất trên 10 năm mới bình định được Việt Nam. 2- + Tuy thất bại, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Báo hiệu con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn lỗi thời. + Giấy lên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi. Như: Đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học hỏi, Phong trào Duy Tân, Phong trào kháng thuế ở trung kỳ. Các phong trào thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân. + Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể hiện tinh thần yêu nước, sự tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân của các tầng lớp nhân dân và thể hiện tinh thần dân tộc là cơ sở trực tiếp sinh động để dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước mới.
Bạn có thể đưa vào các sự kiện lịch sử để minh chứng cho các luận cứ trên. Những sự kiện này có trong các giáo trình (hoặc sách giáo khoa bạn đang được học - nó sẽ giúp bài làm của bạn phong phú hơn và có chiuền sâu hơn). Chúc bạn học tốt và ngày càng yêu thích môn lịch sử hơn!