1/Những phẩm chất tốt đẹp : Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ mị , nét nha , tư dung tốt đẹp. * Vũ Nương là người vợ thuỷ chung :
- Khi chồng ở nhà : Hiểu rõ tính chống hay ghen , đối với vợ lại phòng ngừa quá sức , Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép , cư xử dịu dàng , đúng mực nên vợ chồng chưa từng xảy ra bất hoà .
- Khi tiễn chàng Trường đi lính :
+ Nàng không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng “ngày về mang theo được hai chữ bình yên” .
+ Nàng cảm thông và lo lắng trước những gian nan nguy hiểm mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi chiến trận “chỉ e việc quân khó liệu thế giặc khôn lường”
+ Bày tỏ sự khắc khoải , nhớ nhung da diết của mình : “ Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn rét , ….trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú”
- Những ngày tháng xa chồng :
+ Nhờ chồngda diết, khắc khoải , triền miên theo thời gian ( bướm lượn đầy vườn , mây che kín núi ... )
+ Một mực thủy chung “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết” đợi chờ ngày chồng trở về
+ Đêm đêm trỏ bóng mình trên vách nói với con đó là cha Đản `->` vơi đi nỗi nhớ chồng , thể hiện sự gắn bó của nàng với chồng như hình với bóng và khát khao sum họp gia đình .
- Khi bị nghi oan :
+ Nàng nhân nhục , cố hàn gắn tình cảm vợ chồng đang có nguy cơ tan vỡ ( lời thoại 1 )
+ Nàng đau đớn thất vọng khi bị đối xử bất công , khi hạnh phúc gia đình tan vỡ ( lời thoại 2 )
+ Lời độc thoại trước trời cao ở bến Hoàng Giang : lời thề ai oán và phẫn uất , quyết lấy cái chết để chứng minh cho sự thủy chung của mình ( lời thoại 3 )
- Sống ở thuỷ cung : Nàng vẫn nặng tình với chàng Trường ( khi nghe Phan Lang kể về chồng con , " nàng rơm rớm nước mắt " luôn mong có ngày được trở về ) .
* Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo :
+ Thay chồng chăm sóc mẹ .
+ Mẹ chồng ốm , nàng bốc thuốc , lễ bái , nói lời ngọt ngào khuyên lơn .
+ Mẹ chồng mất nàng hết lòng thương xót , lo việc mua chay như với cha mẹ để .
+ Lời trăng trổi của mẹ chồng : “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ " là một lời đánh giá khách quan nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đinh chồng , chứng minh tấm lòng hiếu thảo hết mực của nàng.
* Vũ Nương là người mẹ hiểu biết và yêu thượng con : Nàng hết lên chăm sóc và nuôi dạy con , không muốn con thiếu vắng tình cha nên đã chỉ vào bóng minh và nói đó là cha Đản `->` lời nói dối đầy yêu thương.
* Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình :
- Khi bị chồng nghi oan : Chọn cái chết để tự minh oan cho mình , để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ.
- Khi ở dưới thủy cung :
+ Tuy sống trong nhung lụa nhưng luôn nhớ về chồng con , vẫn nặng lòng với quê hương.
+ Dù sống ở thế giới khác vẫn khát khao được phục hồi danh dự.
+ Nàng thương chồng con nhưng vẫn không quay trở về bởi “cảm ơn đức của Linh Phi , đã thề sống chết cũng không bỏ”
`->` Vũ Nương mang trong minh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam `->` Nhà văn tỏ thái độ trân trọng , ca ngợi nàng
2/ Số phận bất hạnh và nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương
* Số phận bất hạnh :
- Cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu.
- Một người vợ trẻ “có cái thú vui nghi gia nghi thất” mà luôn phải sống xa chồng trong cô đơn.
- Dù ở kết thúc truyện , Vũ Nương đã được sống ở một thế giới khác , giàu sang , được tôn trọng , được yêu thương , dù cho Vũ Nương có trở về trong rực rỡ , uy nghi ... nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh , người đã chết không thể sống lại , hạnh phúc thực sự đâu có thể làm lại được nữa . Đó chính là bi kịch .
`=>` Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình , đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ
* Nguyên nhân của những bất hạnh :
- Nguyên nhân trực tiếp : Từ chiếc bóng trên vách và lời nói ngây thơ của bé Đàn khi không nhận cha .
- Nguyên nhân gián tiếp :
+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng : Vũ Nương vốn con kẻ khó , được nương tựa nhà giàu + Tính cách của Trương Sinh : “đa nghi , đối với vợ phòng ngừa quá sức” . Thêm nữa là tâm trạng của chàng cũng có phản không vui : “Cha về , bà mất lòng cha buồn khổ lắm rồi" . + Cách cư xử hổ đổ và độc đoán của Trường Sinh ( không đủ bình tĩnh để phân tích đúng sai ; nhất quyết không nói duyên cớ để vợ có cơ hội minh oan ; bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ , lời bênh vực của họ hàng . làng xóm )
+ Lễ giáo phong kiến hà khắc : trọng nam khinh nữ
+ Chiến tranh phong kiến dẫn đến sinh li - hiểu lầm `->` cái chết thương tâm .