+ Ngày 01/09/1858, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng. Vấp phải sự chống trả quyết liệt của nhà Nguyễn (Tự Đức), chúng chuyển hướng tiến công vào Nam.
+ Trong Hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862), nhà Nguyễn công nhận 3 tỉnh miền Đông thuộc quyền Pháp cai quản . Phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra liên tiếp, nổi bật là các phong trào do Trương Định, Nguyễn Trung Trực lãnh đạo.
+ Sau cuộc đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873-1874), nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất (15/03/1874) nhượng quyền lợi cho thực dân Pháp ở Nam Kỳ và một số nơi, đổi lại, Pháp rút khỏi Bắc Kỳ.
+ Ngày 26/03/1882, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ II, Hoàng Diệu tự vẫn.
+ Ngày 6/6/1884, Hiệp định Pa-tơ-nốt được ký đánh dấu sự sụp đổ của triều đình phong kiến độc lập nhà Nguyễn. Nhân dân ta không chịu khuất phục, tiếp tục đấu tranh dưới ngọn cờ Cần Vương (1885-1896).
+ Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần I (1897-1914) dưới sự chỉ đạo của toàn quyền Đông Dương Pôn Dume.
– Mặc dù là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới I (1914-1918), thế nhưng nước Pháp cũng phải gánh chịu nhưng thiệt hại nặng nề do chiến tranh gây ra. Tất cả các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế nước Pháp đều bị rơi vào tình trạng đình đốn. Theo đó, thế lực và vị trí của nước Pháp cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
+ Ở trong nước, do đời sống của các tầng lớp giai cấp trong xã hội bị đe dọa nghiêm trọng nên những mâu thuẫn xã hội cũng được dịp bùng phát.
+ Còn trên bình diện quốc tế, nước Pháp đế quốc bị mất nhiều khu vực quan trọng nơi đã mang về cho nước Pháp những nguồn lợi khổng lồ trước kia. Thêm vào đó, nguồn đầu tư tư bản của tư bản Pháp ở thị trường nước Nga với hàng tỉ phờ-răng đã bị mất trắng từ sau sự kiện thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917).
+ Những khó khăn đó đã làm cho vị trí của nước Pháp đế quốc bị suy giảm.
– Để cứu vãn tình hình, chính quyền Pháp một mặt tiếp tục đẩy mạnh quá trình bóc lột giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động ở chính nước Pháp. Mặt khác, tăng cường các chính sách biện pháp vơ vét, bóc lột đối với các nước thuộc địa của Pháp trên thế giới trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
=> Chương trình khai thác thuộc địa lần II với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh của thực dân Pháp tại Đông Dương trong đó có Việt Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử như thế.