Cho 31,14 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và a-amino axit X (có dạng H2N-CnH2n-COOH) tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 0,3 mol HCl, thu được dung dịch Y. Cho 640 ml dung dịch NaOH 1,25M vào Y, cô cạn dung dịch sau khi kết thúc phản ứng, thu được 61,13 gam rắn khan. X là A. H2N-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH. D. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.
Thực hiện hai thí nghiệm sau: – Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thu được x mol khí X. – Đốt cháy hoàn toàn NH3 trong oxi vừa đủ có Pt làm xúc tác, tạo ra y mol khí Y. Trộn x mol X và y mol Y, sau đó cho vào nước dư, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất (không thấy khí thoát ra). Biểu thức liên hệ của x và y là A. 3x = 4y. B. x = 4y. C. 3y = 4x. D. 4x = y.
Hòa tan hoàn toàn 17,94 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol khí N2O duy nhất và dung dịch chỉ chứa một muối của kim loại. Giá trị của a là A. 0,36. B. 0,42. C. 0,45. D. 0,48.
Hỗn hợp X gồm Al2(SO4)3 và K2SO4; trong đó số nguyên tử oxi chiếm 20/31 tổng số nguyên tử có trong hỗn hợp. Hoà tan a gam hỗn hợp X vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được b gam kết tủa. Tỉ lệ a : b có giá trị gần đúng với giá trị nào sau đây? A. 0.5. B. 2,0. C. 1,5. D. 0,6.
Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 10,7 gam X vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng chất rắn tăng thêm m gam. Giá trị m là: A. 11,7 B. 34,1 C. 11,2 D. 22,4
Cho x gam hỗn hợp bột 3 kim loại là Al, Fe, Cu tác dụng với lượng V lít (đktc) khí Cl2 được hỗn hợp muối clorua tương ứng. Cho hỗn hợp muối này tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thì được a gam kết tủa trắng. Nếu cho V lít khí Cl2 đó đi qua dung dịch KBr dư rồi tiếp tục dẫn sản phẩm qua dung dịch KI dư thì thấy tạo ra 25,4 gam I2. Tính a gam kết tủa trắng ? A. 25,8 B. 28,7 C. 27,8 D. 72,8
Dẫn khí CO đi qua 16 gam Fe2O3 nung nóng được thu 13,6 gam chất rắn X. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch.
Hòa tan hết 40,1 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít H2. Sục 0,46 mol CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch Z có chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM. Cho từ từ 200ml dung dich Z vào dung dịch Y, thấy thoát ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200ml dung dịch Z thấy thoát ra 1,2x mol khí CO2. Giá trị của a là A. 0,15 B. 0,12 C. 0,18 D. 0,24
Đun nóng để làm bay hơi nước trong 500 gam dung dịch bão hòa muối A có dạng Mx(SO4)y cho đến khi khối lượng dung dịch giảm 25% so với ban đầu. a) Tính nồng độ phần trăm của muối A trong dung dịch bão hòa ở 10°C, biết độ tan của muối ở nhiệt độ đó là 6,5 gam. b) Tính khối lượng muối ngậm nước Mx(SO4)y.18H2O kết tinh ở 10°C, sau khi đã đung nóng. Biết phân tử khối của muối ngậm nước này là 666 đvC. c) Lập công thức của muối A.
Hỗn hợp A gồm hai hidrocacbon X và Y mạch hở, cùng dãy đồng đẳng, trong phân tử của mỗi chất có thể chứa không quá 2 liên kết kém bền. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lit dung dịch Ca(OH)2 0,045M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng 3,78 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được thấy kết tủa lại tăng thêm. Tổng kết tủa hai lần là 18,85 gam. Tỉ khối hơi của hỗn hợp A đối với khí O2 là 1,1625. Xác định CTPT, viết CTCT của X và Y biết rằng trong hỗn hợp ban đầu số mol của X bằng 40% số mol hỗn hợp A. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến