Mk lấy ví dụ về chiến lượu chuyển quân ra Nghệ An nhé .Bài hơi dài mong bạn cố đọc .
Một là, nghiên cứu đánh giá chính xác tình hình, quyết định chuyển hướng chiến lược đúng đắn, sáng tạo. Trên cơ sở phân tích, đánh giá mọi mặt, Bộ Chỉ huy Nghĩa quân nhận định: mặc dù thông qua hòa hoãn, thế và lực của ta được tăng cường hơn so với trước, nhưng về cơ bản vẫn chưa mạnh hơn địch. Trong khi đó, địa thế vùng rừng núi Thanh Hóa hẹp, bị cô lập, nên khó triển khai tác chiến quy mô lớn; việc củng cố lực lượng khi có tổn thất rất khó khăn. Về phía địch, sau khi dùng kế mua chuộc Lê Lợi không thành, chúng tăng cường củng cố đồn, trại, xây dựng thành lũy kiên cố, bổ sung quân lính, nhất là ở phủ Thanh Hóa, nhằm vừa đề phòng và ngăn chặn mọi hoạt động của Nghĩa quân, vừa hình thành thế bao vây, cô lập, uy hiếp căn cứ Lam Sơn. Lúc bấy giờ, ngoài thành Đông Quan và Nghệ An là hai căn cứ lớn nhất của địch được xây dựng để tạo thế kìm kẹp Căn cứ từ hai phía Bắc - Nam, trên địa bàn Thanh Hóa, quân Minh có thêm thành Tây Đô với 01 vệ quân đóng thường xuyên, cùng với 05 thiên hộ sở (trung hữu, trung trung, trung tiền, trung hậu và thủy quân) được bố trí xung quanh, tạo ra hệ thống phòng ngự vững chắc. Khi cần thiết chúng còn lập ra nhiều đồn khác, như: Khả Lam, Nga Lạc, Quan Du,… để trực tiếp khống chế và trấn áp Nghĩa quân. Ngoài ra, bằng âm mưu sảo quyệt, nhà Minh tìm cách dụ dỗ, uy hiếp nhà vua và các tù trưởng Ai Lao (ở vùng biên giới giáp vùng thượng du Thanh Hóa) để phá hoại mối liên kết và tương trợ với Nghĩa quân; thậm chí, chúng còn ép Vua Ai Lao phải điều quân phối hợp với quân Minh để tiến công căn cứ Lam Sơn1, v.v. Vì thế, vấn đề cấp bách đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là: với lực lượng đã được củng cố “chúng ta sẽ đi về đâu để lo việc nước”.
Trước tình hình đó, với tầm nhìn chiến lược và sự phát hiện sắc sảo, tướng Nguyễn Chích đã hiến kế: “Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông… Nay trước hãy đánh lấy Trà Long chiếm giữ cho được Nghệ An để làm chỗ đất đứng chân, rồi dựa vào nhân lực tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ”3. Ý kiến đề xuất trên tuy ngắn gọn, nhưng đó là phác thảo của một kế hoạch chuyển đổi chiến lược táo bạo, có tính quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển và thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn sau này, nên được Bộ Chỉ huy Nghĩa quân bàn thảo kỹ lưỡng. Chuyển hướng chiến lược vào Nghệ An, Nghĩa quân không những phá được thế bao vây, cô lập của địch mà còn chiếm giữ được địa bàn quan trọng, đông dân, nhiều của; tiến có thế đánh, lui có thể nhanh chóng củng cố được lực lượng, bảo đảm kháng chiến lâu dài. Tuy nhiên, tiến vào Nghệ An trong lúc địch đang mạnh, thành trì vững liệu có bảo đảm thành công? Nhưng, nếu chỉ bó mình trong miền thượng du Thanh Hóa thì không đáp ứng được yêu cầu phát triển của cuộc kháng chiến, còn nếu mở rộng căn cứ xuống vùng đồng bằng Thanh Hóa thì gặp phải lực lượng bố trí của địch khá mạnh mà Nghĩa quân chưa đủ sức tiêu diệt, v.v. Trên cơ sở sự phân tích khoa học và kết quả qua 05 năm quần lộn với giặc, Lê Lợi đã quyết định chuyển hướng chiến lược của cuộc kháng chiến vào Nghệ An. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh đây là quyết định đúng đắn, sáng tạo. Nhờ đó, mà quân ta càng đánh, càng mạnh, luôn giành chủ động trên chiến trường, buộc quân Minh phải đầu hàng vô điều kiện, rút quân về nước.