Cho 7,02 gam hợp chất Al, Fe, Cu vào bình A, cho dung dịch HCl dư còn lại rắn B. Lượng khí thoát ra dẫn qua CuO nóng, dư, thấy khối lượng ống giảm 2,72 gam. Thêm vào A lượng NaNO3 dư tạo 0,896 lít NO (đktc). Phần trăm về khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là: A. 28,7% B. 20,47% C. 40% D. 15,95%
Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tan vừa hết trong dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối). Nồng độ phần trăm FeCl2 có trong Y là: A. 21,697 B. 20,535 C. 14,464 D. 23,256
Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm vào 400 ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch Y chứa 4 chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là: A. Li và Na B. Li và Rb C. Li và K D. Na và K
Nung nóng m gam hỗn hơp X gồm Al và Fe2O3 tới phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia Y làm 2 phần: – Phần 1: Cho tác dụng NaOH đến dư thu được 0,672 lít H2 (đktc) và chất rắn Z. Hòa tan chất rắn Z trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). – Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 (đktc). Giá trị m là: A. 29,04 B. 43,56 C. 53,52 D. 13,38
Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng với 180 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M thu được 15,6 g kết tủa; khí H2 và dung dịch A. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 240 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch B và H2. Cô cạn dung dịch B thu được 83,704 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của kim loại kiềm có khối lượng phân tử nhỏ nhất là: A. 28,22% B. 37,10% C. 16,43% D. 12,85%
Cho 45 g hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5 gam kim loại không tan. Giá trị của V là: A. 1,4 B. 0,4 C. 0,6 D. 1,2
Hòa tan hết 26,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch chứa 0,12 mol NaNO3 và 0,6 mol H2SO4, Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,24 mol hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, đun nhẹ, không thấy khí thoát ra; đồng thời thu được một kết tủa màu nâu đỏ duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là. A. 35,15%. B. 52,73%. C. 26,36%. D. 43,94%.
Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm X (C4H8O3N2), Y (C6HxOyNz) và Z (C7HnOmNt). Đun nóng 27,12 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin (trong đó muối của alanin chiếm 34,796% về khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 1,17 mol O2, thu được CO2, H2O và Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là A. 29,2%. B. 34,1%. C. 24,3%. D. 38,9%.
Nung nóng hỗn hợp gồm Al và FeO trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được rắn X. Chia rắn X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 4,8 gam, thu được 16,56 hỗn hợp rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HCl loãng (lấy dư 20% so với phản ứng), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là A. 176. B. 170. C. 172. D. 174.
Cho 0,24 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đều đơn chức, mạch hở tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác hiđro hóa hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 0,4 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol. Đun nóng toàn bộ Y với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 6,66 gam hỗn hợp 3 ete (hiệu suất phản ứng ete hóa đều đạt 75%). Số nguyên tử hiđro (H) trong anđehit có khối lượng phân tử lớn là A. 8. B. 6. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến