Đốt cháy 11,1 gam este X cần dùng 8,288 lít khí O2 (đktc), thu được 6,66 gam nước. Mặt khác đun nóng 11,1 gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 5% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 14,46 gam. B. 12,58 gam. C. 15,54 gam. D. 12,95 gam.
Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 17,12 gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng, khí thoát ra khỏi ống sứ cho vào nước vôi trong lấy dư, thu được 28,0 gam kết tủa. Phần rắn trong ống sứ cho vào dung dịch HCl loãng dư, thu được a mol khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 0,18. B. 0,27. C. 0,22. D. 0,10.
Nhúng thanh Ni vào dung dịch chứa 0,04 mol Cu(NO3)2 và 0,06 mol Fe(NO3)3, sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh Ni ra, khối lượng thanh Ni thay đổi như thế nào so với trước phản ứng? A. tăng 5,92 gam. B. tăng 2,56 gam. C. giảm 1,57 gam. D. giảm 1,75 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai este mạch hở cần dùng 0,595 mol O2, thu được 29,04 gam CO2 và 5,94 gam H2O. Mặt khác đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai ancol đều no, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon có tổng khối lượng 7,1 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit đều đơn chức; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Tỉ lệ gần nhất của a : b là A. 1,2. B. 0,8. C. 0,6. D. 1,0.
Este X mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức được tạo bởi từ axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được CO2 có số mol gấp 12/11 lần số mol O2 phản ứng. Đun nóng a mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol Y và a mol muối Z. Nhận định nào sau đây là đúng? A. X có tồn tại đồng phân hình học. B. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170°C, thu được một anken duy nhất. C. Để làm no hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 (xúc tác Ni, t°). D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Z, thu được 2 mol CO2 và 1 mol H2O
Nung hết 3,6 gam M(NO3)n thu được 1,6 gam chất rắn không tan trong nước. Tìm công thức muối nitrat đem nung.
Nung nóng hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và FeO trong khí trơ, thu được rắn X gồm Al, Fe, Al2O3 và FeO (Al2O3 và FeO có tỉ lệ mol 1 : 1). Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng, thấy thoát ra 0,06 mol khí H2 và còn lại 10,08 gam rắn không tan. Nếu cho phần 2 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 144,24 gam. B. 146,40 gam. C. 145,69 gam. D. 143,53 gam.
X là hỗn hợp chứa 0,1 mol Fe, 0,1 mol Cu, 0,05 mol Fe3O4. Để hòa tan hết hỗn hợp X trên cần dùng ít nhất V lít dung dịch loãng chứa hỗn hợp H2SO4 1,6M và KNO3 0,25M. (NO sản phẩm khử duy nhất). Tính V A. 0,4 B. 0,5 C. 0,25 D. 0,3
Hỗn hợp X chứa metylamin và trimetylamin có tỉ khối so với metan bằng 2,6375. Hỗn hợp Y chứa O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro bằng 276/13. Đốt cháy hoàn toàn V1 lít khí X cần dùng V2 lít khí Y. Biết các khí đều đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tỉ lệ V2 : V1 là A. 3,2. B. 2,8. C. 2,6. D. 3,0.
Cho 21,28 gam hỗn hợp gồm Cr2O3 và FeSO4 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Giá trị của a là A. 0,24. B. 0,32. C. 0,30. D. 0,26.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến