Nỗi nhớ, theo tôi chính là giá trị tinh thần đầu tiên mà Tạo hóa đã ban cho các sinh linh. Nỗi nhớ giúp chúng ta có những nhận biết và kiến thức đầu tiên về thế giới, rồi tiếp tục tái hiện những nhận biết ấy, để trở thành hành trang mỗi ngày cho đời sống con người. Từ khi còn là một đứa trẻ lọt lòng, nỗi nhớ khiến ta phân biệt được những người lạ và người quen, nỗi nhớ tạo ra những mối dây liên kết thẳm sâu và thiêng liêng giữa đứa trẻ với mẹ cha, ông bà, anh chị em ruột thịt. Thế nên sau này, khi những người thân yêu lần lượt rời xa chúng ta về thế giới bên kia, thì trong tâm hồn chúng ta, bao bóng hình ấy đều trở về cùng nỗi nhớ: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa/Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (Ca dao), Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh. Và cha nằm ôm con, sưởi ấm những canh dài (Tình cha – Ngọc Sơn). Càng lớn lên, thế giới tâm hồn càng phát triển và hoàn thiện thì dường như nỗi nhớ trong mỗi con người đều lớn hơn. Từ một đứa trẻ thành một thiếu niên rồi một thanh niên, người con ấy xa dần vòng tay của mẹ, và nỗi nhớ hiện về không chỉ là người thân mà còn là cả bóng hình quê hương với bao kỷ niệm ấu thơ. Nỗi nhớ quê hương ấy đã chảy từ bao áng thi ca cổ điển như Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, Tràng giang của Huy Cận… cho đến thi ca hiện đại sau này: Quê hương là chùm khế ngọt/Cho con trèo hái mỗi ngày/Quê hương là đường đi học/Con về rợp bướm vàng bay/Quê hương là con diều biếc/Tuổi thơ con thả trên đồng/Quê hương là con đò nhỏ/Êm đềm khua nước ven sông (Quê hương – Thơ: Đỗ Trung Quân, Nhạc: Giáp Văn Thạch). Tôi xa quê hương bao năm tháng qua. Nhưng trong trái tim không bao giờ xa. Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè. Mùa lụt nước lũ bắt cá giữa đồng (Quê hương tuổi thơ tôi – Từ Huy).
Mỗi con người từng gặp, mỗi vùng đất đã đi qua đều có thể trở thành nỗi nhớ: Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ/Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương/Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên). Và đâu chỉ có nhớ con người, nhớ không gian, nhớ thời gian, những con vật nuôi của chúng ta cũng trở thành nỗi nhớ: Tao chờ mày đã lâu/ Cơm phần mày để cửa/Sao không về hả chó?/Tao nhớ mày lắm đó/ Vàng ơi là Vàng ơi! (Sao không về Vàng ơi – Trần Đăng Khoa)
Đời sống văn hóa của người Việt còn không thể không nhắc tới hành động “nhớ ơn”. Từ trong ca dao, người xưa đã có lời khuyên răn: Ơn ai một tấc chớ quên/Nợ ai một tấc để bên dạ này. Một đứa trẻ từ nhỏ luôn được dạy bảo phải nhớ ơn ông bà cha mẹ, tiếp đến khi trở thành học sinh lại được giáo dục nhiều hơn về lòng nhớ ơn, chẳng hạn nhớ ơn những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhớ ơn những anh hùng liệt sĩ, đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại… Giản dị hơn, mỗi chúng ta đều được giáo dục phải nhớ ơn tất cả những người đã từng giúp đỡ mình trong cuộc đời, như Chế Lan Viên từng viết: Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc/Năm con đau mế thức một mùa dài/Con với mế không phải hòn máu cắt/Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
Về nỗi nhớ trong tình yêu đôi lứa, có lẽ đây là một trong những nỗi nhớ làm tốn nhiều giấy mực nhất của mọi dân tộc, mọi thời đại. Tất cả những câu chuyện tình trên cuộc đời này, dù hạnh phúc hay xót xa, dù gần gũi hay xa xôi, dù suôn sẻ hay trái ngang trắc trở, đều để lại trong lòng những người yêu nhau cảm xúc về nỗi nhớ. Ôi nỗi nhớ muôn hình vạn trạng, có nỗi nhớ rạo rực bồi hồi, có nỗi nhớ phấp phỏng da diết, có nỗi nhớ cồn cào cháy bỏng, có nỗi nhớ lặng lẽ âm thầm. Khi người con gái nhớ người con trai, hình như cũng có những nét thật riêng biệt. Từ trong ca dao, nỗi nhớ ấy đã thổn thức nghẹn ngào: Khăn thương nhớ ai/Khăn rơi xuống đất/Khăn thương nhớ ai/Khăn vắt lên vai/Đèn thương nhớ ai/Mà đèn không tắt/Mắt thương nhớ ai/Mà mắt không khô.
Khăn thương nhớ ai là một trong những bài ca dao nói về niềm thương nhớ của một cô gái. Họ nhớ thương da diết, nhớ đến mức thao thức, cồn cào mà không thể nào bộc lộ được. Tuy đây là một cung bậc cảm xúc thuờ thấy trong ca dao tình yêu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên nó đã thể hiện được nỗi nhớ thương của người con gái đến mức ruột gan cào xé
Khăn thương nhớ ai là một bài ca dao nằm trong hệ thoongd các bài cac dao về tình yêu của người Việt Nam. Bài ca đã diễn rả được nỗi nhớ niềm thương của một người con gái. Đó là một nỗi nhớ tha thiết đến cồn cào mà không thể bộc lộ. Đó cũng chính là lý do tại sao cô gái phải hỏi khăn, phải hỏi đèn và hỏi cả mắt mình. Tuy nhiên vẫn không có những câu trả lời đúng ý.
Cái khăn là đối tượng được hỏi đầu tiên và cũng được hỏi nhiều nhất lên tới 6 câu thơ. Đây thường là vật trao duyên và là vật kỷ niệm gợi nhắc tới người yêu của các cặp trai gái ngày xưa. Với 6 câu thơ đã tạo được lối cấu trúc vắt dòng và láy lại từ khăn 6 lần ở vị trí đầu các câu thơ. Chính điều này đã thể hiện được các nỗi nhớ bất tận và cũng chính là nỗi nhớ triền miên da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần khắc sâu hơn nỗi nhớ.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Cái khăn vốn dĩ nó không biết tự nhớ và cũng không biết rơi xuống, vắt lên hay chùi nước mắt. Đây đều là những hình ảnh vận động mang lại nhiều cảm xúc. Qua đó đã làm con người hiện lên với mạch cảm xúc hình ảnh với tâm trạng ngổn ngang niềm nhớ thương cùng với đó là nỗi lo âu. Nỗi nhớ nhiều đến mức nó cũng tỏa theo nhiều hướng của không gian. Từ việc rơi xuống đất rồi lại vắt trên vai và cuối cùng chính là khóc thầm và chùi nước mắt.
Khăn thương nhớ ai được bắt đầu bằng câu hỏi vào khăn, và cũng chính là nỗi nhớ được lan tỏa vào không gian thì đến 4 câu tiếp theo ta lại cảm nhận được nó suốt chiều dọc của thời gian. Nỗi nhớ này lan tỏa kéo dài cả từ ngày sang đêm. Vẫn là điệp khúc thương nhớ nhưng nỗi nhớ đã được chuyển từ khăn sang đèn. Hình ảnh đèn gợi lên cảnh khuya canh tàn và hình ảnh của nỗi cháy rực của người con gái. Nó không chịu tắt và cũng chính là nỗi nhớ khôn nguôi.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề....
Tuy nhiên tâm trạng của bài thơ Khăn thương nhớ ai thì hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. Nó tạo nên được sự đối xứng với khăn thương nhớ ai và đèn không tắt. Chính điều này đã tạo nên sự đối xứng rất đẹp và là một hình ảnh rất thực. Ngọn đèn soi sáng chiếu vào đôi mắt càng làm cho nỗi nhớ thương khôn nguôi.
Khăn thương nhớ ai là một bài ca khá tiêu biểu cho việc sử dụng ca dao để thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. Với bài ca dao này người ta đã dùng hình ảnh biểu tượng, nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh. Qua đó nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca. Và ta nhận ra một điều rằng, tiếng hát yêu thương và khao khát được yêu luôn rực cháy trong trái tim của mỗi người. Đó cũng chính là tình cảm nâng bước chân con người ta trên hành trình trưởng thành.