(3đ)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa…Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chỉ khi sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng… Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa; Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
(Không có gì quý hơn độc lập, tự do – Hồ Chí Minh; Báo nhân Dân, số 4484, ngày 17-7-1966)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,25đ)
Câu 2: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng kết hợp những thao tác lập luận nào? (0,25đ)
Câu 3: Chỉ ra 2 biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên và nêu ngắn gọn hiểu quả biểu đạt của chúng. (0,5đ)
Câu 4: Từ ý nghĩa của đoạn trích trên và bằng chứng kiến thức lịch sử - xã hội của bản thân, anh/chị suy nghĩ như thế nào về giá trị của cuộc sống hòa bình, độc lập hôm nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5đ)
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
Trước ngọn thước là con đường xa tắp
Bông hoa nào cũng vẻ bình yên
Và em tin, qua cay đắng vẫn tin
Những ngọn suối không làm tan bóng lá
Đã vấp ngã
thưa thầy
nhiều vấp ngã!
Chẳng ở đâu xa, ở ngay giữa con người
Em bước đi lặng lẽ nghĩ về thầy
Đời mau quá, vui buồn chưa kịp cũ
Đời mau quá, tóc thầy khói phủ
Giáo án mong manh bão giật đời thường
Cây trước của gió ở ngoài trang vở
Thầy một mình vật vã với văn chương
Đang mưa bão đường về sông nước ngập
Giở trang Kiều thầy giảng chạnh lòng đau.
(Thưa thầy – Hữu Thỉnh)
Câu 5: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
Câu 6: Xác định hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài thơ trên. (0,5đ)
Câu 7: Hình ảnh người thầy hiện lên như thế nào qua các hình ảnh: Đời mau quá, tóc thầy khói phủ / Giáo án mong manh bão giật đời thường / Cây trước của gió ở ngoài trang vở / Thầy một mình vật vã với văn chương? (0,25đ)
Câu 8: Cảm nhận của anh/chị về tâm sự của người học trò đối với người thầy trong bài thơ trên. Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng/ (0,5đ)
A.
B.
C.
D.