Đáp án đúng:
Giải chi tiết:1. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn, một phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật nhất là sự tài hoa uyên bác. Ông có sở trường ở thể tùy bút. "Người lái đò sông Đà" là một tùy bút đặc sắc kết tinh nhiều mặt phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí. "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là một tùy bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử văn hóa Huế, rất tiêu biểu cho phong cách ông.
2. Cảm nhận 2 đoạn trích:
a/ Đoạn 1:
- Nội dung:
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ mộng , đường nét mềm mại, ẩn hiện màu sắc dòng nước ẩn hiện, biến đổi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh. Sông Đà có lúc thơ mộng, êm đềm. Sau mùa lũ, cái mùa mà nước sông đục ngầu, sẽ đến mùa xuân, dòng sông xanh màu ngọc bích quý phái chứ không xanh “màu xanh canh hến” của sông Gâm , sông Lô. Bằng thực tế quan sát, nhà văn bác bỏ tên gọi của người Pháp áp đặt cho sông Đà là “dòng sông Đen”. Với nhà văn, dù thế nào đi nữa, dù sông Đà có dễ thay đổi tính nết, dòng sông này vẫn luôn gợi cảm, là cố nhân đối với ông.
+ Hiện diện trong đoạn văn là một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt, tinh tế độc đáo trong tiếp cận cảnh sắc thiên nhiên , tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu.
+ Cách so sánh, nhân hóa, lối tạo hình giàu tính mĩ thuật , phối hợp với nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh, táo bạo mà kì thú.
b/ Đoạn 2:
- Nội dung:
+ Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thủy trình của nó, với những vẻ đẹp uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy. Vẻ biến ảo của màu sắc, vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh quan. Dòng sông mềm mại, uốn lượn thơ mộng, như một tấm lụa . Mảng màu sắc đa dạng phong phú của con sông Đà tạo nên vẻ đẹp huyền bí của con sông.
+ Toát lên tình yêu quê hương xứ sở sâu nặng , đằm thắm, một cách cảm nhận bình dị , tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh chân thực và gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng.
+ Lối so sánh gần gũi, xác thực, tài hoa, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế.
3. So sánh:
- Sự tương đồng:
+ Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của dòng nước.
+ Cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào, cùng bao quát sông nước trên nền tảng khoáng đạt, cảm nhận sự thơ mộng và vẻ huyền ảo của dòng sông.
+ Cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu.
- Sự khác biệt:
+ Đoạn văn của Nguyễn Tuân trội về cảm xúc nồng nàn, cảm giác sắc cạnh, liên tưởng phóng túng tự do, so sánh táo bạo, cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùa trong năm.
+ Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường trội về cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư , cảnh sắc được bao quát từ một góc nhìn mà nương theo thủy trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước qua từng chặng, từng buổi.
- Lí giải sự khác nhau đó: do đặc điểm của hai con sông.