(3 điểm)

Mùa hè năm 1942, ở thời kì khó khăn nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức xâm lược, I.Ê-ren-bua, nhà văn nổi tiếng của nước Nga nhận thấy:

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga,con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc(…). Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta. Ai là kẻ chẳng cảm thấy (…) điều giản dị này: “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”.

Từ nội dung nhận định trên, hãy trình bày những suy nghĩ sâu sắc về một vài biểu hiện của tình yêu giản dị mà thiêng liêng đối với Tổ quốc Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13 – 11 – 2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng. Tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.

Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biêt, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “ Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.”

(Nguồn Internet )

1/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

2/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

3/ Theo em, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa gì?

4/ Viết một đoạn văn từ 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên


Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên


Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên…

(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)

5/ Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

6/ Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?

7/ Hiệu quả biểu đạt của câu thơ: "Biển một bên và em một bên" ?

8/ Đoạn thơ cho em cảm nhận gì về hình tượng người lính biển? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng)
A.
B.
C.
D.


(5 điểm)

Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Lống, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tong thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vút biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới…”

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 186, NXB GD, 2007)

Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của dòng sông Đà trong đoạn trích trên? Từ đó, hãy chỉ ra những đặc điểm của phong cách nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân.
A.
B.
C.
D.


(3 điểm)

Đọc lời bài hát Khát vọng (Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Hãy sống như đời sống, để biết yêu nguồn cội,

Hãy sống như đời núi, vươn tới những tầm cao,

Hãy sống như biển trào, như biển trào, để thấy bờ bến rộng,

Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông,


Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la?

Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa?

Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa?

Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?


Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?

Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung?

Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc?

Sao không là mặt trời gieo hạt năng vô tư?

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản (0,25đ)

Câu 2: Nêu nội dung bao trùm của văn bản (0,5đ)

Câu 3: Điệp ngữ “Sao không là” có tác dụng biểu đạt như thế nào? (0,25đ)

Câu 4: Qua câu “Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?”, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì (0,5đ).

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8

“Thưa quý vị!

Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ được độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…”

(Trích Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao của Đại Hội đồng LHQ khóa 68)

Câu 5: Đoạn trích sử dụng phong cách chức năng ngôn ngữ nào? (0,25đ)

Câu 6: Theo tác giả, Việt Nam đã làm gì để chứng tỏ mình là “một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”? (0,25đ)

Câu 7: Vì sao Việt Nam mong muốn “sẽ mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”? (0,5đ)

Câu 8: Đặt nhan đề cho đoạn trích trên (0,5đ)
A.
B.
C.
D.