1. * Tác giả:
- Quê quán: xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam
- Bút danh: Hoàng Huy (sử dụng khi dịch tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê) - ông thường sử dụng tên thật (Võ Quảng) hơn bút danh của mình.
- Sự nghiệp văn chương:
+ Đề tài: chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi
+ Thể loại: ông sáng tác đa dạng nhiều thể loại gồm thơ, truyện, kịch bản phim, phiên dịch...
+ Tác phẩm tiêu biểu: Quê nội, Vượn hú, Ánh nắng sớm, Tảng sáng...
- Giải thưởng: được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
* Truyện Quê nội: viết về cuộc sống của một làng quê ven sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam, miền Trung vào những ngày sau cách mạng tháng 8 năm 1945 và những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, với 2 nhân vật chính là 2 em thiếu niên Cục và Cù Lao
\2.
- Xuất sứ: trích từ chương XI của truyện Quê nội.
- thể loại: Truyện (truyện dài)
- phương thức biểu đạt:
+ PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả
+ Trong đó PTBĐ chính là miêu tả
3. Bố cục:
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu → "thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước": Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác
- Phần 2"Đến Phường Rạnh" → "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò": Thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ
- Phần 3: Còn lại: Thuyền sau khi đã qua thác dữ
4.
- Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
+ Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…
+ Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.
+ Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.
- VỊ trí: Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
-> Đây là vị trí rất thích hợp vì người quan sát có thể thấy được và miêu tả cận những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông.