Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông
- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở lưu vực các sông lớn từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III TCN. (0.5đ)
- Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người:
+ Ai Cập: (Sông Nin)
+ Trung Quốc (Sông Trường Giang, Hoàng Hà).
+ Ấn Độ (sông Ấn, Sông Hằng).
+ Lưỡng Hà ( sông Ơphơrat và Tigơrơ)
Kinh tế chính là nông nghiệp
Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
+ Đầu thiên niên kỷ I TCN ở phương Tây hình thành 2 quốc gia: Hy Lạp và Rô
+ Các quốc gia này hình thành trên bán đảo Ban-căng và Italia.(0.5 đ)
Đất đai ở đây chủ yếu là đồi núi xen kẽ đồng bằng, có nhiều cảng tốt thuận lợi phát triển thủ công nghiệp.
nếu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
- Họ có những tri thức về thiên văn.
- Họ sáng tạo ra âm lịch.
- Sáng tạo ra chữ tượng hình. Chữ viết được viết trên giấy papirut, mai rùa, thẻ tre.
- Thành tựu về toán học :
+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, rất giỏi về hình học. Họ tính được số pi= 3,16.
+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học
+ Người Ấn Độ tìm ra số 0
- Kiến trúc :(1đ)
+ Kim tự tháp ( Ai Cập)
+ Thành Babilon (Lưỡng Hà).
nếu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây
- Họ sáng tạo ra dương lị
- Chữ viết: sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c..
- Khoa học: đạt nhiều thành tựu rực rỡ về toán học, thiên văn, vật lý, triết học, sử học, địa lý.
- Văn học:2 bản trường ca nổi tiếng là Iliat và Ôđixê.
- Kiến trúc, điêu khắc đạt nhiều thành tựu đáng kể:
+ Đền pac-tê-nông (Aten).
+Đấu trường Côlidê (Rôma).
+ Tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữ (Milô).
Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
+ Người tối cổ
+ Người tinh khôn
+ Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển
7. Nhà nước Văn Lang ra đời
- Sản xuất phát triển, xã hội phân hóa giàu nghèo.
- Nhu cầu trị thủy bảo vệ mùa màng
- Nhu cầu giải quyết xung đột giữa các bộ lạc, quan trọng nhất là chống giặc ngoại xâm.
Nhà nước Âu Lạc ra đời
- Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và hợp nhất 2 vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt, thành một nước mới đặt tên nước là Âu Lạc.
- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê( nay là vùng Cổ Loa ,huyện Đông Anh – Hà Nội ).
Hai Bà Trưng
*)Nguyên nhân khởi nghĩa:
- Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. Thi Sách bị quân Hán giết.
*)Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40 hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây). .
- Nghĩa quân được hào kiệt và nhân dân khắp nơi ủng hộ ủng hộ, nhanh chóng đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu.
- Tô Định bỏ thành, cắt tóc, cạo râu , trốn về nước. Quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa thắng lợi
*) Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo tài tình của 2 Bà Trưng.
- Sự ủng hộ của quần chúng nhândân.
- ý thức đoàn kết bảo vệ độc lập dân tộc.
*) ý nghĩa lịch sử:
- Vai trò của người phụ nữ trong giải phóng dân tộc.
- Giáng 1 đòn nặng nề vào chế độ PK nhà Hán
- Báo hiệu thế lực PKPB không thể cai trị vĩnh viễn trên đất nước ta.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu - 248.
* Nguyên nhân:
- Do ách thống trị bóc lột tàn bạo của nhà Ngô.
- Nhân dân ta vô cùng cực khổ -> Nổi dậy đấu tranh.
* Diễn biến:
- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hoá ).
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở Cửu Chân rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
-Quân Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao châu đàn áp cuộc khởi nghĩa
* Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng chênh lệch ,quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế.
* ý nghĩa:
- Tiêu biểu cho ý chí đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.