Chào em, em tham khảo nhé:
1. Nguyễn Du dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng để tả những nhân vật chính diện như Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải,... Bút pháp ước lệ, tượng trưng có nghĩa là sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người.
Ví dụ:
- Vân xem trang trọng khác vời
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
-Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
-Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
2.Nguyễn Du dùng bút pháp tả thực để tả những nhân vật phản diện như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh
Ví dụ:
Tả Mã Giám Sinh:
-Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Tả Tú Bà:
-Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì cao lớn đẫy đã làm sao
Tả Sở Khanh:
-Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng
3.Khi tả về đối tượng nào đi nữa thì ngay từ ngoại hình, Nguyễn Du cũng toát lên được tính cách và số phận nhân vật
Ví dụ:
+Thúy Vân với vẻ đẹp hài hòa -> tính cách dịu dàng -> số phận êm đềm
+Thúy Kiều với vẻ sắc sảo -> tính cách thông minh, đa cảm -> số phận truân chuyên
+Mã Giám Sinh với vẻ trai lơ bảnh chọe -> tính cách vô học "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng" (từ "tót" chỉ hành động thô lỗ, vô phép)
+Sở Khanh với vẻ chải chuốt -> tính cách giả dối "Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào" (từ "lẻn" chỉ hành động mờ ám)