“Hai đứa trẻ” nằm trong tập truyện ngắn “Nắng trong vườn” được nhà văn Thạch Lam viết vào năm 1938. Tác phẩm có cốt truyện đơn giản nhưng mang đậm chất trữ tình, nhân văn. Qua tâm trạng của hai đứa trẻ cùng phong cách nghệ thuật tả thực tái hiện cảnh cuộc sống nghèo khổ của những người dân ở nơi phố huyện, Thạch Lam muốn đưa đến cho người đọc những tư tưởng nhân đạo, sâu sắc về thân phận con người trong xã hội lúc bấy giờ.
Hai đứa trẻ – Truyện ngắn xoay quanh cuộc sống của hai chị em Liên và An. Từ một gia đình có cuộc sống ấm no vui vẻ ở Hà Nội, gia đình Liên và An đành phải về sống nơi phố huyện nghèo nàn khi cha bị mất việc, kinh tế gia đình sa sút đi. Câu chuyện được vào lúc chiều tà đượm buồn của một ngày tàn nơi phố huyện nghèo xơ xác, hai chị em Liên được mẹ giao công việc trông coi cửa hàng tạp hóa cạnh ga xe lửa lúc mẹ đi vắng.
Quanh ga xe lửa có rất nhiều người dân ở những nơi khác nhau tập trung về đây sinh sống. Gia đình Liên và An đã mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ nơi này để có thể bán được hàng cho các vị hành khách đi chuyến tàu đem từ Hà Nội về. Cuộc sống êm đềm, buồn bã vô cùng đơn điệu ở đây khác xa sự phồn hoa, nhộn nhịp của chốn Hà Nội. Xung quanh đây có rất nhiều cuộc sống đơn giản nghèo khổ, tàn lụi giống gia đình Liên như bác Siêu, bác Xẩm, chị Tí…Ai ai ở đây cũng vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, sau ánh sáng từ đèn tàu, sau tiếng bánh xe lăn khuất dần trong bóng đêm dày đặc là một không gian im ắng từ các ngôi nhà lụp xụp chính là lúc mọi người dọn hàng trở về nhà. Liên mãi đến khi có người nhắc dọn hàng mới vội giục em An đóng cửa không mẹ mắng. Hôm nay tuy là ngày phiên nhưng chị em cô cũng không bán được nhiều hàng.
Hai chị em đóng cửa hàng rồi ngồi ngắm nhìn cảnh ngoài phố, những khung cảnh ngày ngày vẫn diễn ra nào là chị Tí nói chuyện, bác Siêu bán phở. Nhưng dù rất buồn ngủ, chị em Liên vẫn cố thức khuya một chút để có thể nhìn thấy chuyến tàu cuối cùng của đêm. Chuyến tàu chở những người Hà Nội, nơi chứa đựng bao kỉ niệm hạnh phúc vui vẻ của Liên và An. Và giấc ngủ cũng tìm đến hai chị em, Liên vội cùng em vào trong cửa hàng, chìm vào giấc ngủ và mơ về những ánh đèn. Hình ảnh mà Liên thấy chỉ là chiếc đèn con con của chị Tí và những con người xa lạ nhưng đây đủ để mở ra một tia hi vọng về cuộc sống tươi sáng hơn cho tương lai phía trước của những con người nơi phố huyện này.
Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác, tiêu điều được hiện lên chân thực “tàn khốc” qua cái nhìn của nhà văn. Nó đã gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn bâng khuâng, day dứt về những số phận con người.