1/Nguyên nhân: do nhu cầu phát triển của sản xuất, kĩ thuật hàng hải phát triển.
2/Ấn Độ đã gặt hái được những thành tựu:
Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh. Tôn giáo: Đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ. Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la. Kiến trúc: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp 3/Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công
4/Kinh tế trong lãnh địa :nền kinh tế đóng kín , tự cung tự cấp và chủ yếu là nông nghiệp
Kinh tế trong thành thị : có sự trao đổi buôn bán tự do , kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp
5/Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “ Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.
Đây không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.
Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm dành lại thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược => đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược.
6/ Có 3 nguyên nhân:
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân
+ Sự đoàn kết của dân tộc
+ Sự lãnh đạo sáng suốt và tài cao của Lý Thường Kiệt
Ý nghĩa lịch sử
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.
7/Hội nghị này là một động thái thể hiện sự tôn trọng của triều đình đối với các bô lão - vốn được hưởng cái gọi là “lão quyền” trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Hội nghị này có tác dụng đoàn kết các sắc dân, củng cố mối quan hệ nhân dân - chính quyền. Mặc dầu địa vị người dân lúc đó rất thấp nhưng tài lực cho cuộc chiến thì nhà vua vẫn phải dựa vào họ.
8/Cách đánh giặc của quân dân ta:
Chặn giặc ở chiến tuyến Như nguyệt Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động. Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
9/Ví dụ, Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Vua Trần ra lệnh bắt giam sứ giả Mông cổ vào ngục, khi được tin quân Nguyên chuẩn bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự... trong lần kháng chiến thứ nhất...
Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lỗi đánh giặc của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258), đó là việc thực hiện chủ trương : Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới kéo đến xâm lược; cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng; Thực hiện "Vườn không nhà trống"; sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn quân giặc vào thế bị động, thiếu lương thực nuôi quân, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt.
10/Vì
-Nhà nước quan tâm đến sản xuất nông nghiệp như khai hoang, đắp đê phòng lụt, nạo vét kênh mương.
-Nông dân cần cù sản xuất nông nghiệp => nhiều năm liền mùa màng bội thu
Ý nghĩa ngày lễ tịch điền:
— Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
— Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.
11/* Giáo dục và văn hoá
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
-Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông...
- Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
- Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột...
- Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý...
Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long.
Chúc các bạn học tốt