2 giai cấp trong CNTB ?
Chủ nghĩa tư bản là chế độ một bọn ít người bóc lột và thống trị đại đa số nhân dân. Song bọn ấy là bọn tư bản, chứ không phải là bọn phong kiến.
Cách đây vài trǎm nǎm, các nước phương Tây bắt đầu có máy móc, có công nghệ và có chế độ tư bản.
Dưới chế độ ấy, bọn tư bản chiếm các tư liệu sản xuất (như nhà máy, nguyên liệu…) làm của riêng. Nhưng tự họ không lao động, mà thuê công nhân sản xuất để bóc lột công nhân.
Công nhân phải bán sức lao động mới có ǎn. Ngoài sức lao động, họ không có máy móc và nguyên liệu gì cả. Cho nên công nhân là giai cấp vô sản.
Công nhân sản xuất các thứ của cải, song của cải ấy đều thành của cải của nhà tư bản. Bọn tư bản chỉ trả cho công nhân một số tiền công rất ít. Nhà tư bản thuê công nhân mục đích là cốt kiếm lãi. Công nhân vì không có tư liệu sản xuất, mà phải chịu bọn tư bản bóc lột. Vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là:
1- Máy móc là chủ chốt của tư liệu sản xuất. Dùng máy móc phải tập trung đông người. Do đó, để sản xuất, thì sức lao động hoá ra tập thể.
2- Nhà tư bản chiếm hết mọi tư liệu sản xuất, họ dùng chế độ tiền công để bóc lột công nhân.
Về mặt sản xuất, so với chế độ phong kiến thì chế độ tư bản là một tiến bộ to. Phong kiến, chỉ nhờ sức người và sức súc vật mà sản xuất. Tư bản thì dùng máy móc mà sản xuất. Dùng máy móc tái sản xuất gấp 10, gấp 100, mà người ta lại ít khó nhọc hơn.
Tư bản sản xuất rất nhiều, song không phải để cho mọi người được hưởng. Vì các tư liệu sản xuất đã bị nhà tư bản chiếm làm của riêng. Đó là một tình trạng rất không hợp lý. Tình trạng đó sinh ra nhiều khó khǎn mà nhà tư bản không thể giải quyết: nhà tư bản sản xuất là cốt để bán. Thí dụ, họ sản xuất hàng vạn đôi giầy, không phải để họ dùng, mà để bán. Trong xã hội tư bản, đại đa số nhân dân đã thành nghèo khó, thì bán cho ai ? Vì vậy, mà thường có khủng hoảng kinh tế, vì sản xuất quá nhiều.
Lao động đã tập thể, thì các tư liệu sản xuất và những thứ sản xuất ra, phải là của chung mới đúng.
Nhà tư bản chẳng những bóc lột công nhân trong nước họ, mà còn xâm lược và bóc lột các nước khác. Do đó, chủ nghĩa tư bản trở nên chủ nghĩa đế quốc.