Hòa tan hết 17,4 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 36,0 gam muối và V lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Biết khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Giá trị của V là. A. 3,360 lít B. 2,688 lít C. 8,064 lít D. 2,016 lít
Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức và một este hai chức (đều mạch hở và được tạo bởi từ các ancol no). Hidro hóa hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, t0C) thu được hỗn hợp Y gồm hai este. Đun nóng toàn bộ Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol và 24,06 gam hỗn hợp T gồm các muối của axit đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,72 mol O2, thu được CO2 và 12,78 gam H2O. Tổng khối lượng của hai este đơn chức trong 0,2 mol hỗn hợp X là A. 10,82 B. 12,44 C. 14,93 D. 12,36
Nung nóng 25,984 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và FexOy trong không khí dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,68 gam chất rắn và khí CO2. Cho toàn bộ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8 gam kết tủa. FexOy là? A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe3O4 hoặc FeO
Cho 14 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B (MA < MB) thuộc nhóm IA, ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn phản ứng hết 120 ml H2O, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí Y (đktc). a. Xác định hai kim loại A, B. b. Tính C% các chất trong dung dịch X. c. Cho hỗn hợp Z gồm 14 gam A,B trên và m gam Al vào H2O, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí (đktc) và a gam chất rắn không tan.Hòa tan hết a gam chất rắn trên trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí (đktc). Tính m.
Cho 80,4 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loại A, B (MA < MB) thuộc nhóm IA ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn phản ứng với dung dịch H2SO4 10% (dư 25% so với lượng phản ứng) sau phản ứng thu được dung dịch Y và 22,4 lít khí Y (đktc) a. Xác định 2 kim loại A, B. b. Tính C% của dung dịch Y. c. Lấy 16,08 hỗn hợp X cho ở trên trộn với m gam KHCO3 và hòa tan vào nước được dung dịch G. Rót từ từ dung dịch Y vào dung dịch G cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được V1 lít khí CO2 (đktc), tiếp tục đun nóng phần dung dịch sau phản ứng thì thu được 336 ml khí CO2 (đktc).Tính m.
T là hỗn hợp chứa ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỷ lệ mol tương ứng là 3:5:2. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được hỗn hợp chứa 4,5 gam Gly, 13,35 gam Ala và 9,36 Val. Biết tổng số mắt xích trong hỗn hợp T là 9. Biết X, Y, Z chỉ được cấu tạo bởi một loại α-aminoaxit. Giá trị của m là: A. 21,39 B. 23,79 C. 36,12 D. 28,23
Có 5 dung dịch đặc riêng biệt gồm 4 dung dịch muối và 1 dung dịch axit với thành phần hóa học khác nhau của 4 kim loại: Bari, Magie, Kali, Bạc và Hidro kết tủa với 5 gốc axit là photphat, sunfat, cacbonnat, nitrat và clorua. a) Hãy trình bày cách tìm CTHH mỗi chất trong mỗi dung dịch đã cho. b) Nếu PPHH để phân biệt 5 dun dịch trên chỉ dùng thêm dung dịch HCl làm thuốc thử
Cho hỗn hợp A gồm Na, Zn và Al vào nước, khi kết thúc phản ứng thu được khí B, dung dịch X và chất rắn D. Cho D tan hết trong dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch Y và khí C không màu thoát ra rồi hóa nâu. Lấy dung dịch X xử lý bằng khí CO2 và lấy dung dịch Y xử lý bằng khí NH3 dư đều thu được một loại kết tủa T. Viết các PTHH và cho biết thành phần hóa học của A, B, C, D, T, X, Y.
Có 2 dung dịch: dung dịch KOH xM và dung dịch H2SO4 yM. Tiến hành 2 thí nghiệm: – Thí nghiệm 1: Lấy 200 ml dung dịch KOH trộn với 150 ml dung dịch H2SO4 thì được dung dịch C làm cho giấy quỳ tím hóa đỏ, thêm từ từ hết 100 ml dung dịch NaOH 4M vào dung dịch C thì giấy quỳ tím vừa trở lại tím. – Thí nghiệm 2: Trộn 500 ml dung dịch KOH với 100 ml dung dịch H2SO4 được dung dịch D làm giấy quỳ tím hóa xanh, thêm từ từ hết 50 ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch D thì giấy quỳ trở lại màu tím. Tím giá trị x và y.
Hòa tan hết một oxit sắt cần dùng 49 gam H2SO4 80% đun nóng thì làm thoát ra 896 ml khí mùi hắc. a) Tìm CTHH của oxit sắt. b) Cho V lit CO đi qua ống sứ đựng m gam oxit sắt trên sau thí nghiệm thu được khí X nặng hơn khí Metan là 2,15 lần. Chất rắn Y trong ống sứ sau thí nghiệm đem hòa tan hết cần dùng 350 ml dung dịch HCl 0,2M và làm giải phóng 0,336 lit khí b1) Tính thành phần phần trăm thể tích khí X. b2) Tìm giá trị V và m Các khí đo ở ĐKTC và oxit sắt bị khử thành sắt
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến