V. Phương châm lịch sự:
- Đọc ngữ liệu “Người ăn xin” trong sách giáo khoa.
- Nhận xét: Đọc câu chuyện ta thấy tuy cả hai nhân vật ông lão ăn xin và cậu bé đều không có tiền bạc, của cải gì để cho và để nhận những cả hai đều nhận được một thứ còn quý trọng hơn tiền bạc: tình cảm mà người kia đã dành cho mình. Ở cậu bé, đó là thái độ tôn trọng, không tỏ ra khinh miệt, xa lánh người ăn xin. Còn ông lão lại cũng rất chân thành và tôn trọng trước cách ứng xử ấy.
- Bài học rút ra: Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào, thì người nói cũng phải tôn trọng đối tượng giao tiếp.
* Ghi nhớ, sách giáo khoa, trang 23:
VI. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
- Đọc ngữ liệu “Chào hỏi” trong sách giáo khoa.
- Nhận xét:
+ Nhân vật chàng rể chào hỏi là đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Tuy nhiên, lời chào hỏi đó không đúng lúc, đúng chỗ, nên đã gây phiền hà, quấy rối công việc của người đốn củi.
- Bài học rút ra: Không nên tuân thủ phương châm hội thoại một cách cứng nhắc, mà phải vận dụng một cách đúng lúc, đúng chỗ.
* Ghi nhớ, sách giáo khoa, trang 36:
VII. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
1. Bài 1:
- Ngoại trừ tình huống ở phương châm lịch sự, còn lại tất cả đều không tuân thủ p/c hội thoại.
2. Bài 2:
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng được nhu cầu thông tin như An mong muốn. ( Ba không tuân thủ phương châm về lượng vì thiếu thông tin An mong muốn).
- Ba không tuân thủ phương châm hội thoại ấy vì không biết chính xác thông tin.
3. Bài 3:
- Bác sĩ có thể không tuân thủ phương châm về chất.
- Mục đích làm cho người bệnh không bi quan sợ hãi, để cùng chiến đấu với bệnh tật.
- Tình huống tương tự: Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt –không khai sự thật những gì mình biết về đồng đội, về bí mật của đơn vị…
4. Bài 4:
- Xét về nghĩa hiển ngôn ( điều diễn đạt trực tiếp), thì câu“Tiền bạc chỉ là tiền bạc” không tuân thủ phương châm về lượng, bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào.
- Xét về nghĩa hàm ẩn, thì câu nói này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Phải hiểu ý nghĩa: Đây là lời răn dạy người ta không nên chạy theo tiền mà quên đi những thứ khác quan trọng trong cuộc sống.