Câu 1:
- Năm 1005: Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi
- Cuối năm 1009: Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn lên ngôi
- Năm 1010: Dời đô từ Hoa Lư tới Thăng Long ( Đại La )
- Đặt tên niên hiệu là Thuận Thiên
- Năm 1054: Đổi tên nước là Đại Việt
Câu 2, 3:
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077):
I - Giai đoạn thứ nhất (1075)
- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta:
* Tình hình nhà Tống:
- Tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất . Ngân khố cạn kiệt, tài chính khốn đốn, nhân dân thì đói khổ.
- Bên ngoài 2 nước Liêu - Hạ quấy nhiễu
* Giải quyết khó khăn:
- Nhà Tống tiến hành chiến tranh để xâm lược Đại Việt
* Âm mưu:
- Nhà Tống xúi dục Cham-Pa đánh từ phía nam lên, phía bắc thì ngăn cản việc buôn bán đi lại của nhân dân 2 nước, dụ dỗ các tù trưởng người Việt
- Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ:
- Nhà Lý chủ động đối phó với nhà Tống, cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy quân đội
- Tuyển chọn binh lính, sẵn sàng chiến đấu
- Phong chức tước cho các tù trưởng, đối phó với quân Tống ở phía Bắc, tiến đánh Cham-Pa
* Diễn biến:
- Tháng 10/1075 : Lý Thường Kiệt cùng với Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy 10 vạn quân đánh vào đất Tống
- Quân bộ đánh vào Châu Ung
- Quân thúy đánh vào Châu Khâm và Châu Liêm
- Tiến đánh thành Ung Châu
*Kết quả:
- Sau 42 ngày đêm chiến đấu ta đã hạ được thành Ung Châu . Ta nhanh chóng rút quân về nước, xây dựng phòng tuyến chuẩn bị lực lượng kháng chiến
*Ý nghĩa:
- Làm chậm bước tiến của nhà Tống, đẩy chúng vào thế hoang mang, bị động
- Giai đoạn thứ hai (1076 - 1077)
- Kháng chiến bùng nổ:
*Chuẩn bị cuộc kháng chiến:
- Lý Thường Kiệt cho ráo riết chuẩn bị bố phong và mai phục quân Tống, ở những vị trí chiến lược quan trọng
- Thuỷ binh đóng ở Đông Kênh do Lý Kế Nguyên chỉ huy
- Bộ binh do Lý Thương Kiệt chỉ huy, được bố trí ở dòng sông Như Nguyệt
*Diễn biến:
- Vào cuối năm 1076 quân Tống gồm: 10 vạn binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn quân phu tiến vào nước ta
- Tháng 1/1077: Quân Tống đã vượt cửa ải Nam Quan
- Lý Thường Kiệt cho đánh nhiều trận nhỏ, làm cho quân địch phải đóng tại bờ Bắc sông Như Nguyệt
- Quân thuỷ do Lý Kế Nguyên chỉ huy, đã liên tiếp đánh 10 trận nhỏ => ngăn chặn bước tiến của quân thuỷ.
- Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
*Diến biến:
- Quân Tống bắc cầu phao, đóng bè lớn, ào ạt tiến qua sông, đánh vào phòng tuyến của ta
- Ta mở cuộc tấn công lớn, đẩy chúng về phía bờ Bắc
- Cuối mùa xuân năm 1077: Lý thường Kiệt bất ngờ mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch
*Kết quả:
- Quân Tống thua to, rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng
- Lý Thường Kiệt quyết định giảng hoà, cho quân Tống rút về nước
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ có tinh thần đoàn kết, toàn dân
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
*Ý nghĩa lịch sử:
- Là chiến thắng tuyệt vời, trong lịch sử trống quân xâm lược của quân và dân Đại Việt
- Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta
- Củng cố nền độc lập của dân tộc