- Phong kiến: Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là "phong kiến thân thích". Do chế độ này giống chế độ phongđất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ "phong kiến" để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. - Phát kiến địa lí: thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ những phát hiện mới về địa lí của các nhà thám hiểm Châu Âu ở thế kỉ 15 - 16. Ở giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ đặc sản phương Đông như hương liệu, tơ lụa, vàng bạc, đá quý, vv. ngày càng tăng đã khiến những kẻ phiêu lưu, khát khao quyền lực và của cải ở Tây Âu muốn tìm những con đường mới sang phương Đông mà không phải đi qua vịnh Ba Tư đã bị người Thổ Nhĩ Kì ngăn chặn. Bên cạnh đó, những tiến bộ về khoa học kĩ thuật như kĩ thuật đóng tàu gỗ có buồm và bánh lái Caraven, phát minh la bàn, những hiểu biết về hàng hải và về Trái Đất, đầu óc thực tiễn và duy lí... là những điều kiện thuận lợi giúp các nhà thám hiểm đi được xa. - Chủ nghĩa tư bản: là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. - Văn hoá Phục Hưng: là khôi phục nhưng tinh hoa văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển ở tầm cao mới. - Phong trào cải cách tôn giáo: tức là Luther và Calvin - tiếp tục những phong trào Dị giáo đời Trung Cổ, nhưng trên một cơ sở cao hơn, vì giai cấp tư sản cận đại ở đây đã thành hình, và chế độ phong kiến đang tan rã - do đó phong trào Dị giáo Trung Cổ chỉ là phong trào của những phái Dị giáo và dần dần bị tiêu diệt.