Căn cứ: Yến Thế ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, địa hình hiểm trở.
Dân cư đáoó là dân ngụ cư, vốn là nạn nhân của nền kinh tế sa sút ở Bắc Kì phiêu tán lên Yên Thế, sẵn sàng đứng dậy bảo vệ cuộc sống của mình.
Khi thực dân Pháp thi hành chính sách bình đinh, bị xâm phạm cuộc sống -> Nhân dân Yên Thế nổi dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1884 - 1892: Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.
+ Giai đoạn 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Do lực lượng 2 bên quá chênh lệch nên phải 2 lần chủ động xin giảng hòa với Pháp, từng liên hệ với nhà yêu nước.
+ Giai đoạn 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại , phong trào tan rã.
Nguyên nhân thất bại: Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, phong trào mang tính tự phát, không có sự liên kết với phong trào Cần Vương.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân Việt Nam trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.