Có một hỗn hợp B gồm nhôm và oxit sắt từ. Lấy 32,22 g hỗn hợp B đem nung nóng để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp sau phản ứng thành 2 phần. – Phần 1: tác dụng hết với dd NaOH dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc). – Phần 2: Hòa tan hết vào lượng dư axit HCl tạo ra 8,064 lít H2 (đktc). a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính số gam oxit sắt từ có trong 32,22 g hỗn hợp B.
Hỗn hợp khí X gồm một ankin M và H2 có tỉ lệ mol tương ứng 2:3. Nung 0,75 mol hỗn hợp X một thời gian xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với với H2 bằng 21,375. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 40 gam. Tìm công thức phân tử của M
Hợp chất hữu cơ X mạch hở được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn X thu được hợp chất Y. Clo hóa Y (theo tỉ lệ mol 1:1) thu được 4 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Tìm các công thức cấu tạo có thể có của X.
Hỗn hợp A gồm C2H6, C2H2, C2H4. Nếu lấy toàn bộ lượng C2H2 có trong 5,96 gam hỗn hợp A đem trùng hợp có xúc tác cacbon ở 600 độ C thu được 1,56 gam benzen. Mặt khác 9,408 lít hỗn hợp A ở đktc tác dụng vừa đủ 170ml dung dịch Br2 2M. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A
Hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,24 gam X, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Khi cho 2,12 gam hơi X vào bình kín dung tích 500 ml (có xúc tác Ni với thể tích không đáng kể), áp suất bình là p, ở 0°C. Cho khí H2 vào bình, áp suất bình là 2p, ở 0°C. Nung nóng bình, áp suất giảm dần đến giá trị thấp nhất là p1, 0°C. Lúc này trong bình chỉ chứa hai khí không làm mất màu dung dịch nước brom. Biết rằng trong X, hidrocacbon có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 20% thể tích của hỗn hợp. Xác định công thức phân tử và thành phần % thể tích các chất trong X. Tính giá trị của p, p1.
Cho 27,4 gam kim loại Bari vào 500 gam dung dịch hỗn hợp (NH4)2SO4 1,32% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a) Tính thể tích khí A (dktc) b) Lấy kết tủa B rửa sạch đem nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? c) Tính nồng độ phần trăm chất tan có trong dung dịch C d) Để trung hòa hoàn toàn dung dịch C người ta dùng hết V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M. Tính V
Hòa tan hoàn toàn 2,15 g một hỗn hợp kim loại kiềm A và kim loại B (thuộc nhóm nguyên tố nằm cạnh nhóm kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn) vào nước dư thu được 0,448 lít khí H2 (ở dktc) và dung dịch C a) Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa vừa đủ một nửa dung dịch C b) Cho dung dịch Na2CO3 dư vào một nửa dung dịch C, lọc lấy kết tủa rồi hòa tan hết lượng kết tủa bằng dung dịch HCl dư thì thu được 0,112 lít khí (ở dktc) Xác định tên các kim loại A, B
X, Y, Z là ba peptit mạch hở (X, Y là đồng phân của nhau) đều tạo từ Gly và Ala. Đốt cháy hoàn toàn 56,96 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 4:3:2 cần vừa đủ 59,808 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng toàn bộ lượng E trên trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 85,72 gam hỗn hợp muối. Biết rằng các peptit trong E đều không có quá 12 mắt xích trong phân tử. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào? A. 30,3% B. 40,4% C. 20,2% D. 50,5%
Hỗn hợp khí X gồm metan, etan, etilen, propen, axetilen và 0,6 mol H2. Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 40,32 lít CO2 (đkc) và 46,8 gam H2O. Nếu sục hỗn hợp Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được m gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của m là A. 24,0. B. 36,0. C. 28,8. D. 32,0
Một hỗn X gồm CH3COOH, CH2=CH-CH2OH, CH3CH2OH và C3H5(OH)3. Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là? A. 1,25 B. 1,00 C. 1,40 D. 1,20
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến