Nung nóng m gam hỗn hợp KMnO4, KClO3 và MnO2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4) một thời gian được (m – 4,8) gam hỗn hợp Y gồm 5 chất rắn trong đó KCl chiếm 4,545% khối lượng hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc nóng dư, hấp thụ toàn bộ lượng khí Cl2 thoát ra vào 2 lít dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Z chứa 239,5 gam chất tan. Phần trăm khối lượng MnO2 trong hỗn hợp X là: A. 38,9% B. 39,6% C. 40,7% D. 41,2%
Đun 0,1 mol este X có chứa vòng benzen bằng dung dịch NaOH 8% vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi chỉ chứa nước có khối lượng 139,8 gam và phần rắn Y gồm ba muối đều có khối lượng phân tử lớn hơn 70 đvC và đều không quá 3 liên kết π. Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 1,35 mol O2, thu được 15,9 gam Na2CO3; 50,6 gam CO2; 9,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong X là: A. 28,3% B. 27,7% C. 24,7% D. 27,3%
M1 là hỗn hợp rắn gồm Mg và Al2O3 thoả mãn mAl2O3/mMg = 0,35. M2 là hỗn hợp rắn gồm Be và MgO thoả mãn mMgO/mBe = 2,6. Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Lấy m1 gam M1 trộn chung với m2 gam M2 thu được hỗn hợp rắn X1. Cho X1 hòa tan hoàn toàn trong 620 ml HNO3 2M thu được dung dịch Y và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Trong Z có nguyên tố oxi chiếm 8/15 về khối lượng và tỉ lệ số mol các khí là A : NO2 : N2O = 3 : 2 : 2. Để Y đạt kết tủa cực đại cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1,28M và thu được tối đa 3,36 lít khí T (dktc). Thí nghiệm 2: Lấy (m2 + 3,06) gam M1 trộn chung với (m1 – 3,06) gam M2 thu được hỗn hợp rắn X2. Nhận thấý X2 phản ứng vừa đủ với 668 ml dung dịch HCl 5M. Giá trị |m1-m2| gần nhất với: A. 17,6. B. 18,7. C. 19,8. D. 20,9
Hỗn hợp X gồm 3 peptit A, B, C (tỷ lệ mol tương ứng 3:2:1; tổng số liên kết peptit trong các phân tử A, B, C là 11; các peptit đều được tạo đồng thời bởi Gly, Ala và Val). Cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn được 686,1 gam muối khan, còn nếu cũng cho lượng X trên tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch được 607,8 gam muối khan. Peptit có phân tử khối cao nhất có khả năng hiện diện trong hỗn hợp X trên có khối lượng bao nhiêu gam? A. 92,8 gam B. 100 gam C. 112,8 gam D. 86,4 gam
Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,81 gam Al và 2,8 gam Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol của hai muối là bao nhiêu? A. 0,3 B. 0,4 C. 0,42 D. 0,45
Hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 0,81 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa đông thời x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 tạo ra 6,44 gam chất rắn. Xác định giá trị x và y?
(1) Điện phân dung dịch FeSO4 với 2 điện cực bằng Pt, sau một thời gian dừng điện phân (nồng độ Fe2+ đã giảm), ngắt nguồn điện và nối hai điện cực bằng một dây dẫn thì xảy ra sự ăn mòn điện hóa và hóa học. Ý này đúng hay sai?
Cho từ từ dung dich HCl có pH = 1 vào dung dịch chứa 5,25 gam hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại kiềm kết tiếp nhau đến khi có 0,015 mol khí thoát ra thì dừng lại. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư sinh ra 3 gam kết tủa. Công thức hai muối trên là? Hong Ngoc trả lời 18.11.2017 Bình luận(0)
Cho 0,4 mol H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 2,51m gam chất rắn. X có chứa A.Na2HPO4, Na3PO4 B. NaH2PO4, Na2HPO4 C. Na3PO4, NaOH D. NaH2PO4, Na3PO4
Cho m (gam) Fe vào V (ml) dung dịch AgNO3 1,0M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m1 (gam) hỗn hợp kim loại (X). Chia m1 (gam) X thành 2 phần. Phần 1 có khối lượng m2 (gam) cho tác dụng với lượng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí. Phần 2 có khối lượng m3 (gam) cho tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 8,96 lít khí SO2 (SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và m3 – m2 = 16,4 a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra b) Tìm m và V
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến