Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và M (có hóa trị không đổi). Lấy 19,52 gam X chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 10,24 gam kim loại. Phần 2 đem hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được 8,512 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y a) Hãy xác định tên kim loại M và tính % khối lượng mỗi chất trong X b) Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m
Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (điều kiện tiêu chuẩn) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là: A. 25,5% B. 18,5% C. 22,5% D. 20,5%
Cho 21,6 gam kim loại M (có hóa trị duy nhất) vào bình kín có dung tích không đổi chứa 19,2 gam oxi. Nhiệt độ và áp suất ban đầu lần lượt là t°C, P atm. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa bình về t°C, áp suất trong bình lúc này bằng 0,75P atm. Lấy chất rắn còn lại trong bình hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít khí (ở dktc) Xác định kim loại M biết rằng chất rắn chiếm thể tích không đáng kể
Nhúng thanh kim loại M hóa trị II vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2 sau một thời gian thấy khối lượng kim loại tăng 7,1%. Xác định M. Biết số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai trường hợp là như nhau
Hòa tan hoàn toàn m gam CuO trong 98 gam dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ C1%. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Ngâm 1 lá sắt vào dung dịch X không thấy khí bay ra và khi dung dịch X không còn màu xanh, người ta lấy lá sắt ra rửa sạch, sấy khô, cân lại thấy khối lượng lá sắt tăng 1,6 gam. ( Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ Cu sinh ra đều bám trên lá sắt). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng m của CuO ban đầu. c. Tính nồng độ C1 % của dung dịch H2SO4 loãng đã dùng. d. Tính nồng độ phần trăm của muối thu được trong dung dịch sau khi đã lấy lá sắt ra.
Một hỗn hợp X gồm Al và Cu có tổng khối lượng là 2,24 gam. Cho hỗn hợp X này vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X b) Nếu cho 2,24 g hỗn hợp X phẳn ứng với HNO3 đặc nguội dư thì thu được bao nhiêu ml NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Coi Al không tác dụng với muối Cu
Cho 35,8 gam hỗn hợp Fe, Al và Cu (theo tỉ lệ mol 1 : 1 : 1,5) tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và 5,6 lít đktc hỗn hợp gồm 4 khí N2, N2O, NO, NO2, trong đó khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là 2,275 mol. Tính m? A. 147,4 B. 150,4 C. 152,2 D. 149,2
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl .Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là: A. 1,080 B. 4,185 C. 5,400 D. 2,160
Cho 13 gam Zn vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4 đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,65 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối của Y đối với H2 là 11,5. Gía trị của m bằng: A. 37,13 B. 31,08 C. 38,87 D. 36,77
Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 0,68 gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. %V của NO2 trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất A. 34% B. 75% C. 17% D. 83%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến